tailieunhanh - Cần phân biệt các thuật ngữ "Từ điển" và "Tự điển"
Trong bài viết này, tác giả đã kê cứu cách giải nghĩa các thuật ngữ “từ điển” và “tự điển”, cùng với các thuật ngữ khác có liên quan đến chúng như “tự vị”, “tự vựng”, “từ vị”, “từ vựng” ở hàng chục cuốn từ điển lớn của Việt Nam và Trung Quốc, từ đó đưa ra những định nghĩa thích hợp về các từ ấy trong tiếng Việt, dễ hiểu và dễ truyền đạt đối với người Việt. | 107 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (128) . 2016 TRAO ĐỔI CẦN PHÂN BIỆT CÁC THUẬT NGỮ “TỪ ĐIỂN” VÀ “TỰ ĐIỂN” Lê Mạnh Chiến* I. Vì sao cần viết bài này? Cách đây gần 70 năm, lần đầu tiên tôi chú ý đến một cuốn sách có chữ nhỏ li ti và dày hơn một gang tay của mình. Về sau tôi mới biết đó là cuốn từ điển Larousse loại nhỏ (Petit Larousse) của Pháp, in từ năm 1940. Vài người lớn cho biết rằng cuốn tự vị Petit Larousse rất có uy tín vì nó được chỉnh lý liên tục, mỗi năm tái bản một lần nên chứa đựng đủ mọi từ ngữ thông dụng nhất, với lời giải thích ngắn gọn và rất sáng sủa. Cuốn sách mà tôi nhìn thấy ấy được in với khổ 13x19cm, giấy không đẹp và dày hơn hiện nay nên nó có bề dày khoảng hơn 10cm (Hiện nay được in bằng giấy mỏng hơn, với khổ giấy 16x24cm nên chỉ có bề dày chừng 7cm). Khi nói đến những cuốn sách dày, nhiều người còn ví “dày như cuốn tự vị Larousse”. Vài năm sau đó, tôi mới biết có những cuốn sách được gọi là từ điển (nhiều người cũng gọi là tự điển), và qua nhiều năm nữa tôi mới tự sắm được cuốn Từ điển Nga-Việt của Nguyễn Năng An in ở Moskva năm 1958. Từ năm 1954 đến hơn mười năm sau, ở Hà Nội không xuất bản hoặc tái bản cuốn từ điển nào cả, học sinh và sinh viên hầu như không mấy người biết đến hoặc nghĩ đến từ điển. Những cuốn sách có ghi các chữ tự điển hay tự vị, bằng tiếng Việt thì lại càng xa lạ hơn. Mãi đến cuối năm 1975, khi vào Sài Gòn, lần đầu tiên tôi mới nhìn thấy những cuốn sách có ghi là tự điển và tự vị. Đó là cuốn Hán-Việt tự điển của Thiều Chửu (in lại theo bản của nhà in Đuốc tuệ, Hà Nội, 1942) và cuốn Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của (in lại theo bản của Imprimerie REY, CURIOL &Cie, Sài Gòn, 1895). Hiện nay, Hán Việt tự điển của Thiều Chửu đã được in lại rất nhiều lần, và còn có thêm cuốn Tự điển Hán Việt của Trần Văn Chánh. Lại còn có cả tự điển chữ Nôm, như cuốn Tự điển chữ Nôm của Vũ Văn Kính, và từ tháng 3 năm 2015 đã xuất hiện cuốn Tự điển chữ Nôm dẫn giải của GS Nguyễn Quang Hồng. Ngoài bìa sách này .
đang nạp các trang xem trước