tailieunhanh - Đánh giá chất lượng than sinh học sản xuất từ một số loại vật liệu hữu cơ phổ biến ở Miền Bắc Việt Nam

Bài báo tập trung đánh giá một số tính chất cơ bản của than sinh học (TSH) sản xuất từ một số vật liệu hữu cơ phổ biến như tre, rơm rạ và gỗ keo lai trong các điều kiện nhiệt độ nhiệt phân từ thấp đến cao (300 – 850oC). Nghiên cứu chỉ ra rằng nhiệt độ nhiệt phân thấp (300-450oC) có năng suất cao nhất (46,98%) và giảm dần nhiệt độ nhiệt phân tăng cao. pH, CEC cũng tăng theo nhiệt độ nhiệt phân. CEC cũng phụ thuộc vào nhiệt độ nhiệt phân thông qua sự tăng pH của than khi nhiệt độ nhiệt phân tăng. | Mai Thị Lan Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 231 - 236 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THAN SINH HỌC SẢN XUẤT TỪ MỘT SỐ LOẠI VẬT LIỆU HỮU CƠ PHỔ BIẾN Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM Mai Thị Lan Anh1*, S. Joseph2, Nguyễn Văn Hiền3, Trần Mạnh Hùng , Nguyễn Công Vinh3, Ngô Thị Hoan5, Phạm Thị Anh1 4 1 Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên, 2Đại học New South Wale - Australia, 3 Viện Nông hóa Thổ nhưỡng, 4Care International tại Việt Nam TÓM TẮT Bài báo tập trung đánh giá một số tính chất cơ bản của than sinh học (TSH) sản xuất từ một số vật liệu hữu cơ phổ biến như tre, rơm rạ và gỗ keo lai trong các điều kiện nhiệt độ nhiệt phân từ thấp đến cao (300 – 850oC). Nghiên cứu chỉ ra rằng nhiệt độ nhiệt phân thấp (300-450oC) có năng suất cao nhất (46,98%) và giảm dần nhiệt độ nhiệt phân tăng cao. pH, CEC cũng tăng theo nhiệt độ nhiệt phân. CEC cũng phụ thuộc vào nhiệt độ nhiệt phân thông qua sự tăng pH của than khi nhiệt độ nhiệt phân tăng. Các gốc chức năng của TSH từ tre (~77,6%) > CEC từ TSH gỗ keo lai (~70,4%) > CEC của TSH từ rơm rạ (67,2%). Trong các loại TSH từ tre, rơm rạ, gỗ keo lai, thành phần các nguyên tố có sự khác nhau nhưng nhìn chung đều có chứa các nguyên tố C, O, N, P, Ca Từ khóa: than sinh học; nhiệt phân; đất Terra preta; SEM; EDS ĐẶT VẤN ĐỀ* Than sinh học (TSH) là một sản phẩm giàu các bon thu được khi nhiệt phân các vật liệu hữu cơ như gỗ, phân chuồng, lá cây, phụ phẩm nông nghiệp ở nhiệt độ tương đối thấp ( TD1 là 1,1 lần. Trong tất cả các mẫu than nghiên cứu TD3 có pH cao nhất, mang tính kiềm mạnh (pH=). Ở cùng điều kiện nhiệt phân, pH của TSH từ rơm rạ > pH của TSH từ tre > pH của TSH từ gỗ keo lai. Sự tăng pH khi nhiệt độ tăng có thể là do sự tập chung của các nguyên tố vô cơ có tính kiềm không thể bị nhiệt phân có trong nguyên liệu (Ca, K, Mg ) tăng [1], còn các gốc chức năng mang tính axit thì lại bị mất đi cùng với sự mất đi của các vật chất dễ bay hơi (Jeff Novak và cộng sự, 2009) [2], do đó làm tăng pH của than sinh học khi nhiệt độ .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN