tailieunhanh - Phát xạ huỳnh quang của các chấm lượng tử CdSe và CdSe/Cds cho ứng dụng đánh dấu sinh học

Các chấm lượng tử CdSe và CdSe/CdS cấu trúc lõi /vỏ được chế tạo phân tán trong nước cho mục đích đánh dấu sinh học. Phát xạ huỳnh quang của các chấm lượng tử CdSe và CdSe/CdS tăng mạnh sau khi chế tạo và đạt ổn định sau 3 tháng, chất lượng của các chấm lượng tử này rất tốt, có độ ổn định quang cao, cường độ phát quang không giảm nhiều sau một đến hai năm chế tạo. Hiệu suất lượng tử của các chấm lượng tử CdSe/CdS đạt tới 20-50% và hiệu suất lượng tử của các chấm lượng tử CdSe đạt cỡ 10%. Cường độ phát quang của các chấm lượng tử không giảm khi cho vào các môi trường pH sinh học. | Vũ Trọng Sinh và đtg 132 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 127 - 131 Chu Việt Hà và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 133 - 138 PHÁT XẠ HUỲNH QUANG CỦA CÁC CHẤM LƯỢNG TỬ CdSe VÀ CdSe/CdS CHO ỨNG DỤNG ĐÁNH DẤU SINH HỌC Chu Việt Hà*1, Vũ Thị Kim Liên1,Trần Hồng Nhung2, Lê Tiến Hà1 1 2 Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên Viện Vật lý, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam TÓM TẮT Các chấm lượng tử CdSe và CdSe/CdS cấu trúc lõi /vỏ được chế tạo phân tán trong nước cho mục đích đánh dấu sinh học. Phát xạ huỳnh quang của các chấm lượng tử CdSe và CdSe/CdS tăng mạnh sau khi chế tạo và đạt ổn định sau 3 tháng, chất lượng của các chấm lượng tử này rất tốt, có độ ổn định quang cao, cường độ phát quang không giảm nhiều sau một đến hai năm chế tạo. Hiệu suất lượng tử của các chấm lượng tử CdSe/CdS đạt tới 20-50% và hiệu suất lượng tử của các chấm lượng tử CdSe đạt cỡ 10%. Cường độ phát quang của các chấm lượng tử không giảm khi cho vào các môi trường pH sinh học. Từ khóa: phát xạ huỳnh quang, chấm lượng tử, đánh dấu sinh học, CdSe, CdSe/CdS GIỚI THIỆU* Ngày nay, các chấm lượng tử (là các hạt nano bán dẫn) đã là các vật liệu quen thuộc ứng dụng trong dán nhãn màu và đánh dấu sinh học, đang được quan tâm nghiên cứu sâu rộng trên thế giới. Các chấm lượng tử có các tính chất lượng tử đặc biệt là hệ quả của sự phụ thuộc của độ rộng vùng cấm vào kích thước hạt do hiệu ứng giam giữ lượng tử. Hiệu ứng giam giữ lượng tử xảy ra khi kích thước tinh thể có thể so sánh với bước sóng de Broglie của điện tử và lỗ trống. Khi đó cả điện tử và lỗ trống đều bị giam giữ và các mức năng lượng của chúng bị lượng tử hóa. Sự giam giữ lượng tử làm gián đoạn các mức năng lượng theo chiều giam giữ và làm thay đổi mật độ trạng thái theo năng lượng. Kết quả là hấp thụ hay phát xạ của các chấm lượng tử phụ thuộc vào kích thước hạt, nghĩa là chúng ta có thể điều khiển được tính chất quang (hay màu phát xạ huỳnh quang) theo kích thước của các chấm lượng tử. Bằng cách sử dụng các chấm lượng

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN