tailieunhanh - Khả năng tổ hợp cơ cấu nghĩa của từ “bụng, dạ” trong tiếng Việt

Trong giới hạn của bài viết này, chúng tôi tiến hành khảo sát, miêu tả và phân tích một cách toàn diện, tỉ mỉ về: Khả năng tổ hợp của vị từ với các danh từ chỉ bộ phận cơ thể (bụng, dạ); cơ cấu nghĩa bao gồm: nghĩa đen và nghĩa chuyển cũng như nghĩa biểu trưng của các danh từ chỉ bộ phận cơ thể người (bụng, dạ) đặc biệt trong thành ngữ và tục ngữ. Trên cơ sở miêu tả và phân tích sẽ góp phần nhất định vào nghiên cứu và giảng dạy về nhóm các danh từ chỉ bộ phận cơ thể người cũng như các vị từ hữu quan trong tiếng Việt. | Nguyễn Thị Trà My Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 187 - 194 KHẢ NĂNG TỔ HỢP VÀ CƠ CẤU NGHĨA CỦA TỪ “BỤNG, DẠ” TRONG TIẾNG VIỆT Nguyễn Thị Trà My* Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Trong giới hạn của bài viết này, chúng tôi tiến hành khảo sát, miêu tả và phân tích một cách toàn diện, tỉ mỉ về: Khả năng tổ hợp của vị từ với các danh từ chỉ bộ phận cơ thể (bụng, dạ); cơ cấu nghĩa bao gồm: nghĩa đen và nghĩa chuyển cũng như nghĩa biểu trưng của các danh từ chỉ bộ phận cơ thể người (bụng, dạ) đặc biệt trong thành ngữ và tục ngữ. Trên cơ sở miêu tả và phân tích sẽ góp phần nhất định vào nghiên cứu và giảng dạy về nhóm các danh từ chỉ bộ phận cơ thể người cũng như các vị từ hữu quan trong tiếng Việt. Từ khóa: Khả năng tổ hợp, cơ cấu nghĩa, bụng, dạ, tiếng Việt Trong kho từ vựng tiếng Việt, số lượng các từ chỉ các bộ phận trên cơ thể con người rất phong phú, bao gồm hai lớp từ thuần Việt và Hán Việt. Không những thế, người Việt Nam còn ghép các từ ấy lại để thành các từ mới. Chẳng hạn, đã có bụng, ruột, lòng, dạ và gan, chúng ta lại có các từ ghép: bụng dạ, lòng dạ, ruột gan; đã có mặt, mũi và mày, chúng ta lại có các từ ghép: mặt mày và mặt mũi; đã có tay và chân, chúng ta lại có chân tay và tay chân. Lượng từ vựng chỉ các bộ phận trên cơ thể vì thế mà tăng vọt; cấu trúc ý nghĩa của chúng nhờ thế mà cũng đa dạng hơn.* Theo Nguyễn Thiện Giáp [4; tr478]: Vị từ (verb) là từ biểu thị hành động, trạng thái và đặc trưng của sự vật như: đi, chạy, hiểu, hát, ném, cho, chết, ngủ. Đây là từ loại có tính phổ quát trong hầu hết các ngôn ngữ. Trong các ngôn ngữ biến hình, vị từ có những phụ tố đặc trưng cho chúng và có thể biến đổi theo ngôi, thời, thức, dạng. Nhưng đặc trưng trung tâm của vị từ là trong câu nó phải được kèm theo một hoặc một số danh ngữ, tức là nó đòi hỏi các tham tố Trong các ngôn ngữ không biến hình như tiếng Việt, vị từ là từ loại có thể tự mình làm thành một đoản ngữ hoặc làm trung tâm của một đoản ngữ vị từ, trong đó, đoản ngữ vị .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.