tailieunhanh - Giao thương nội địa giữa khu vực Đông Bắc Việt Nam và Quảng Tây - Trung Quốc vào nửa sau thế kỷ XVII Yoshik
Bài viết này trước hết khảo cứu phố chợ (market town) đầu tiên ở khu vực Lạng Sơn, tức là phố Kỳ Lừa, tiếp đó làm sáng tỏ hoạt động của thương nhân Trung Quốc qua giao thông nội địa giữa tỉnh Quảng Tây và miền Bắc Việt Nam để từ đó phác họa thực trạng của nền thương mại nội địa giữa miền Bắc Việt Nam và tỉnh Quảng Tây vào nửa sau thế kỷ XVII. | Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (145) . 2018 42 GIAO THƯƠNG NỘI ĐỊA GIỮA KHU VỰC ĐÔNG BẮC VIỆT NAM VÀ QUẢNG TÂY - TRUNG QUỐC VÀO NỬA SAU THẾ KỶ XVII Yoshikawa Kazuki* 1. Lời nói đầu Những năm gần đây đã có nhiều học giả quan tâm nghiên cứu và làm sáng tỏ về sự phồn thịnh của thương mại trên biển của Việt Nam vào thế kỷ XVII.(1) Tuy nhiên, thương mại nội địa trong thời kỳ này vẫn chưa được quan tâm thỏa đáng, cũng như tầm quan trọng của nó chưa được đánh giá đúng mức,(2) một phần vì sự thiếu vắng thông tin trong các bộ chính sử. Ở giai đoạn sau, trong quá trình đánh giá lại lịch sử Đông Nam Á từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX thì vấn đề hoạt động của người Hoa ở Đông Nam Á được nhiều học giả chú ý. Khái niệm “Thế kỷ của người Hoa” (the Chinese century) được học giả Anthony Ried khởi xướng(3) để chỉ sự năng động và vai trò của người Hoa trong khu vực vào giai đoạn này. Từ nửa cuối thế kỷ XVII, chính quyền Lê - Trịnh đã nhiều lần đặt ra các quy định quản lý về địa điểm cư trú, nơi giao dịch., tuy nhiên số người Hoa nhập cư vẫn ngày càng tăng lên.(4) Vào nửa sau thế kỷ XVIII, đã có tới hàng chục nghìn người Hoa tham gia vào việc khai mỏ ở miền núi phía Bắc Việt Nam.(5) Hoạt động của người Hoa như trên đã thúc đẩy sự truyền bá của hỏa khí sang miền núi phía Bắc Việt Nam(6) đồng thời gia tăng nhu cầu về lương thực và nhu yếu phẩm cho đời sống thường ngày, khuyến khích các nghề phụ như nghề trồng bông trong khu vực lân cận phát triển.(7) Những chủ đề nghiên cứu trên của các học giả đi trước đã dần làm sáng tỏ sự ảnh hưởng rất lớn của các hoạt động của người Hoa đến xã hội bản địa ở miền núi phía Bắc Việt Nam. Hiện trạng của thương mại nội địa vào nửa sau thế kỷ XVII vẫn chưa được làm sáng tỏ, nên bối cảnh sự bắt đầu của “Thế kỷ của người Hoa” ở phía Bắc Việt Nam vẫn chưa thực sự được rõ ràng. Theo các công trình nghiên cứu về lịch sử di cư của người Hoa thì trước khi có số lượng lớn di dân di cư từ một khu vực đã khai thác sang một khu vực chưa được .
đang nạp các trang xem trước