tailieunhanh - Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và khả năng nhuộm màu của cây lá cẩm thu hái tại Thái Nguyên

Cây lá cẩm (chăm chế) đã được đồng bào dân tộc thiểu số các huyện miền núi tỉnh Thái Nguyên như Định Hóa, Đồng Hỷ sử dụng theo kinh nghiệm dân gian để nhuộm xôi, bánh trong các dịp lễ hội. Có hai loại lá cẩm thường được sử dụng phổ biến ở đây là loại cây cho màu tím và màu đỏ. | Nông Thị Anh Thư và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 325 – 329 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ KHẢ NĂNG NHUỘM MÀU CỦA CÂY LÁ CẨM THU HÁI TẠI THÁI NGUYÊN Nông Thị Anh Thư, Đồng Văn Thành, Trần Thị Phương Linh Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Cây lá cẩm (chăm chế) đã được đồng bào dân tộc thiểu số các huyện miền núi tỉnh Thái Nguyên như Định Hóa, Đồng Hỷ sử dụng theo kinh nghiệm dân gian để nhuộm xôi, bánh trong các dịp lễ hội. Có hai loại lá cẩm thường được sử dụng phổ biến ở đây là loại cây cho màu tím và màu đỏ. Ngoài tác dụng nhuộm màu, cây còn được dùng làm thuốc chữa ho, tắm cho trẻ trong trường hợp trẻ bị rôm sảy, ngoài ra lá cẩm còn làm giảm mụn trứng cá và làm đẹp da mặt. Để bổ sung dữ liệu vào kho tàng cây thuốc cổ trưyền, làm rõ thêm kinh nghiệm dân gian, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu cây lá cẩm với tên đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và khả năng nhuộm màu của cây lá cẩm thu hái tại Thái Nguyên”. Từ khóa: lá cẩm, nhuộm màu, màu tím, màu, đặc điểm thực vật ĐẶT VẤN ĐỀ* Tình trạng ngộ độc thực phẩm do lạm dụng chất màu tổng hợp đang có xu hướng gia tăng làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ của con người. Nghiên cứu sử dụng các chất màu có nguồn gốc tự nhiên để có thể sử dụng trong công nghiệp thực phẩm đang là mục tiêu nghiên cứu của nhiều nhà khoa học[10]. Cây lá cẩm được đồng bào các dân tộc ít người ở miền núi phía Bắc sử dụng để nhuộm xôi trong các dịp lễ hội. Ngoài ra, dân gian còn sử dụng lá cẩm để chữa một số bệnh như ho, viêm phế quản [9], hay sắc nước rửa mặt để làm đẹp da. Có nghiên cứu cho thấy cây cũng có hoạt tính kháng nấm [2]. Cây mọc hoang, được trồng ở vườn nhà có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, có triển vọng trồng trọt để chiết xuất chất màu. Tuy nhiên những nghiên cứu về cây này chưa nhiều. Với mục đích bổ sung dữ liệu vào kho tàng cây thuốc cổ truyền, góp phần tiêu chuẩn hóa dược liệu và làm rõ thêm kinh nghiệm sử dụng của người .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.