tailieunhanh - Đánh giá sự bền vững chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên trên quan điểm phát triển bền vững giai đoạn 2000 - 2009

Giai đoạn 2000 – 2009, Tỉnh Thái Nguyên có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tương đối ổn định, GDP bình quân đầu người tăng nhanh, nhưng có sự chênh lệch khá lớn về lãnh thổ và các thành phần kinh tế. Cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu lãnh thổ và thành phần kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực, hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước, nhưng còn chậm và chưa bảo đảm tính hợp lý, chưa tận dụng mọi lợi thế so sánh của tỉnh Thái Nguyên. | Nguyễn Văn Sơn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 71 - 76 ĐÁNH GIÁ SỰ BỀN VỮNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TỈNH THÁI NGUYÊN TRÊN QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2000 - 2009 Nguyễn Văn Sơn* Khoa Đào tạo giáo viên THCS, Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Giai đoạn 2000 – 2009, Tỉnh Thái Nguyên có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tương đối ổn định, GDP bình quân đầu người tăng nhanh, nhưng có sự chênh lệch khá lớn về lãnh thổ và các thành phần kinh tế. Cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu lãnh thổ và thành phần kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực, hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước, nhưng còn chậm và chưa bảo đảm tính hợp lý, chưa tận dụng mọi lợi thế so sánh của tỉnh Thái Nguyên. Điều chỉnh kinh tế vĩ mô, quy hoạch không gian lãnh thổ, giảm nhẹ tác động môi trường sinh thái, đảm bảo ổn định và công bằng xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững, giảm chênh lệch vùng là nội dung và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên trên quan điểm phát triển bền vững. Từ khóa: Cơ cấu, kinh tế, bền vững, phát triển, Thái Nguyên Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển bền vững và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên quan điểm phát triển bền vững là nội dung trọng yếu được sử dụng để đánh giá sự bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Phát triển bền vững là sự phát triển bảo đảm hài hoà trên cả ba phương diện kinh tế, xã hội và môi trường, là yêu cầu của thời đại ngày nay, của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hoá của mọi quốc gia. Thái Nguyên có vị trí địa lý thuận lợi, là cửa ngõ phía bắc của thủ đô Hà Nội với các tỉnh miền núi phía Đông Bắc. Vì vậy, Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế - xã hội – văn hóa của vùng Trung du miền núi phía Bắc. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nền kinh tế tỉnh Thái Nguyên có nhiều thành quả lớn, cơ cấu kinh tế chuyển biến mạnh mẽ. Đánh giá sự bền vững của chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên trên quan điểm phát triển bền vững đã xây dựng hệ thống các tiêu chí .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN