tailieunhanh - Tóm tắt luận án tiến sĩ Dân tộc học: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế
Luận án góp thêm tư liệu về nghiên cứu biểu tƣợng tại các ngôi chùa Phật giáo ở tiểu vùng văn hóa Thuận Hóa – Phú Xuân – Thừa Thiên Huế cho chuyên ngành dân tộc học/nhân học. Cùng với mục đích đó, luận án cung cấp những cứ liệu khoa học về kiến trúc, motif trang trí, biểu tượng nhằm phục vụ cho việc trùng tu, phục hồi các biểu tượng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế. | ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ĐẶNG VINH DỰ NGÔN NGỮ BIỂU TƢỢNG TẠI CÁC NGÔI CHÙA Ở THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành: Dân tộc học Mã số: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ DÂN TỘC HỌC HUẾ - NĂM 2017 Công trình được hoàn thành tại khoa Lịch sử, trƣờng Đại học Khoa học, Đại học Huế Người hướng dẫn khoa học: 1. . Nguyễn Văn Mạnh 2. TS. Đại đức Lê Quang Tƣ Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế họp tại: Vào hồi .ngày tháng năm 2017 Có thể tìm hiểu luận án tại Thƣ viện trƣờng Đại học Khoa học, Đại học Huế và Thƣ viện Quốc gia. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phật giáo hiện diện ở Thừa Thiên Huế có thể chưa xác định được thời điểm cụ thể vì khi mảnh đất này là một phần của quốc gia Đại Việt (1307), đạo từ bi đã tồn tại trong đời sống tín ngưỡng của cộng đồng cư dân Chăm vốn sinh sống nơi đây. Cũng chính vì vậy lúc Thuận Hóa – Phú Xuân trở thành thủ phủ rồi kinh đô của một xứ, một quốc gia, đạo Phật đã tạo được sự ảnh hưởng rộng lớn, lan tỏa và gắn chặt vào đời sống tinh thần của người dân Thừa Thiên Huế. Tư chất thiền môn phảng phất trong nếp sinh hoạt hằng ngày, lời ăn, tiếng nói, quan niệm tâm linh của người dân và cũng tạo được sự ảnh hưởng đến các lĩnh vực kiến trúc, nghệ thuật, hội họa, âm nhạc, điêu khắc. Trong chuỗi giá trị ấy, sự tác động rõ ràng nhất chính là hình ảnh những ngôi chùa. Chùa hiện diện trong đời sống cư dân làng quê, hòa mình vào cảnh vật núi đồi, “chùa gắn vào tổng thể kiến trúc Huế trọn vẹn, hài hòa như chính đạo Phật đã hòa tan vào lòng đời, lòng người xứ Huế”. Cùng với ngôi chùa là các biểu tượng gắn liền với nó tạo nên sự tĩnh tại, an nhiên lan tỏa vào cộng đồng, đem lại sức sống và niềm tin cho con người trước giông bão. Hình ảnh Đức Phật, Bồ Tát giúp người dân an tâm trước sóng gió cuộc đời. Bước qua mỗi cổng tam quan, tín đồ, khách hành hương cảm thấy nhẹ mình khi bỏ lại đằng sau những muộn phiền phàm tục. Giá trị của ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi .
đang nạp các trang xem trước