tailieunhanh - Phát triển giao thông nông thôn trong công cuộc xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Tuyên Quang

Tuyên Quang là một tỉnh miền núi, có trên 86 % dân số sống ở nông thôn, kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Trong những năm gần đây, tỉnh đã quan tâm đến phát triển nông nghiệp, nông thôn với nhiều chương trình, dự án đã được nhà nước đầu tư xây dựng, điển hình là chương trình bê tông hoá đường giao thông nông thôn; kiên cố hoá kênh mương, trường học. | Nguyễn Thị Thuận và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 9 - 13 PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH TUYÊN QUANG Nguyễn Thị Thuận1, Nguyễn Xuân Trường2* 1 Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh 2 Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Tuyên Quang là một tỉnh miền núi, có trên 86 % dân số sống ở nông thôn, kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Trong những năm gần đây, tỉnh đã quan tâm đến phát triển nông nghiệp, nông thôn với nhiều chương trình, dự án đã được nhà nước đầu tư xây dựng, điển hình là chương trình bê tông hoá đường giao thông nông thôn; kiên cố hoá kênh mương, trường dù vậy, nông thôn Tuyên Quang vẫn còn nhiều mặt hạn chế, đặc biệt là hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất theo hướng hàng hoá, cũng như cải thiện đời sống của nhân dân. Vì vậy, phát triển hạ tầng nông thôn, trong đó lựa chọn giao thông nông thôn (GTNT) là khâu đột phá là sự cần thiết để tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới. Từ khóa: Giao thông nông thôn, Tuyên Quang, hạ tầng kỹ thuật, phát triển nông thôn. ĐẶT VẤN ĐỀ * Tuyên Quang là tỉnh miền núi có trên 86% dân số sống ở nông thôn, trong những năm qua, tỉnh đã quan tâm đến phát triển nông nghiệp, nông thôn với nhiều chương trình, dự án đã được nhà nước đầu tư. Bộ mặt nông thôn từng bước thay đổi, sản xuất nông nghiệp đã đảm bảo an ninh lương thực, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 8,1%/năm (giai đoạn 2005-2010); tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 29,08% (năm 2011); đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân được cải thiện. Nhờ phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông nông thôn (GTNT), các hoạt động sản xuất, dịch vụ phát triển, đáp ứng nhu cầu giao lưu, trao đổi hàng hóa và đời sống văn hóa tinh thần của người dân ở khu vực nông thôn. Mặc dù vậy, nông thôn Tuyên Quang vẫn còn nhiều mặt hạn chế, đặc biệt là sự phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội (KT-XH) nông thôn chưa đồng đều và chưa vững chắc, nhất là các xã vùng cao, vùng sâu, vùng di dân tái định .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.