tailieunhanh - Kiến trúc cổ khu vực Thanh Hà - Bao Vinh

Bảo tồn, phục hồi và gìn giữ di tích lịch sử Bao Vinh - Thanh Hà là một phương cách hữu hiệu không chỉ để gìn giữ một di sản quý mà còn để làm phong phú thêm cho văn hóa Huế, văn hóa Việt Nam. chi tiết nội dung tài liệu. | Title Author(s) Citation Issue Date URL KI N TRÚC C KHU V C THANH HÀ-BAO VINH Do Thi, Thanh Mai CULTURE AND HISTORY OF HUE FROM THE SURROUNDING VILLAGES AND OUTSIDE REGIONS: 128-164 2010-03-26 Rights Type Article Textversion Kansai University 128 Văn hóa-lịch sử Huế qua góc nhìn làng xã phụ cận. KIẾN TRÚC CỔ KHU VỰC THANH HÀ-BAO VINH (Old architectures in Thanh Ha - Bao Vinh area)(*) I. Bối cảnh lịch sử phố cổ Thanh Hà-Bao Vinh Theo các tư liệu lịch sử, cảng Thanh Hà hình thành và phát triển tương đương với quá trình hình thành và phát triển của đô thị Huế thời kỳ Kim Long-Phú Xuân (1636-1775). Do nhu cầu trao đổi buôn bán, đặc biệt là nhu cầu cung ứng hàng hóa cho thủ phủ/ kinh đô của chúa Nguyễn, cảng Thanh Hà đã được chúa Nguyễn Phúc Lan thành lập từ năm 1636. Vào những thập niên cuối của thế kỷ XVII, nhiều thương nhân người Hoa đã đến đây cư trú và buôn bán. Họ mua đất tại địa phương và phát triển dần khu vực phố buôn bán của người Hoa (Giáp Ngọ niên bình Nam đồ vẽ năm 1774 ghi là Đại Minh khách phố), giới hạn từ Thiên Hậu Cung (phía bắc) đến Chùa Ông (tức miếu thờ Quan Công, phía nam)1. (*) 1 KTS. Đỗ Thị Thanh Mai, Phó Giám đốc Phân viện Khoa học và Công nghệ Xây dựng miền Trung (Vice-Director, Central of Vietnam Sub-Institute for Building Science and Technology). Bài viết có sự cộng tác của KTS. Trần Tuấn Anh (Bộ môn Bảo tồn và Quy hoạch Cảnh quan, Khoa Kiến trúc, Đại học Khoa học Huế. Phần cộng tác: Nhà tứ giác). Theo Đỗ Bang, phố cảng Thanh Hà ra đời từ một làng quê. Nhưng với vị trí trên bến, dưới thuyền thuận lợi, cư dân có truyền thống buôn bán, ở Thanh Hà vốn đã xuất hiện một chợ làng, nơi hội tụ hàng hóa của cư dân các vùng lân cận. Năm 1685, Hoa thương xây dựng Thiên Hậu Cung (còn gọi là Chùa Bà) ngay trên điểm cư trú buôn bán đầu tiên của mình để làm nơi tế tự chung cho Hoa kiều và cũng là mốc giới phía bắc của phố Thanh Hà. Phố Thanh Hà mở rộng dần về phía .