tailieunhanh - Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong khoa học cây lúa định hướng và phát triển

.Nghiên cứu đặt 2 vấn đề trong xu hướng mới của thế giới về nhu cầu sử dụng lúa của thế giới và sử dụng vật liệu trong ngân hàng gen trước thách thức của tương lai, đột phá năng suất trần, Thiết kế mới trong lai tạo giống, Tạo ra nguồn vật liệu di truyền mới, Giống lúa phục vụ cho sức khỏe tốt hơn,. mời các bạn cùng nghiên cứu. | “NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG KHOA HỌC CÂY LÚA; ĐỊNH HƯỚNG VÀ PHÁT TRIỂN” GS TS BÙI CHÍ BỬU Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam I. XU HƯỚNG MỚI CỦA THẾ GIỚI 1. Vấn đề: Nhu cầu sản lượng lúa của thế giới năm 2035: phải tăng thêm 114 triệu tấn so với 2010 để đáp ứng với kết quả tăng dân số. Trong khi đó, mức tăng năng suất hiện nay đã bảo hòa chỉ tăng 1% mỗi năm. 2. Vấn đề: Sử dụng vật liệu trong ngân hàng gen IRRI chỉ < 5% với chi phí đầu tư và bảo quan cực kỳ to lớn. Ở Việt Nam con số này thấp hơn rất nhiều, khoảng 0,3-0,5% vật liệu được sử dụng cho các chương trình lai tạo giống lúa mới. Vì nguồn tài nguyên này được đánh giá kiểu hình và kiểu gen rất chậm chạp. 3. Giải pháp số 1 hiện nay là khai thác nguồn gen mục tiêu từ lúa hoang trước thách thức của tương lai 23 species lúa hoang Phân bố rộng & xuất xứ địa lý đa dạng 10 loại hình genome khác nhau Độ lớn genome gấp 3,6 lần (357 - 1283 Mb) Lúa hoang thực sự chưa được khai thác bao nhiêu về biến thiên di truyền cực lớn của chúng để cải tiến giống lúa Trong giải pháp này, chúng ta phải phát triển một cơ sở nguồn vật liệu di truyền đa dạng, có đầu tư, có hợp tác nghiên cứu, có đánh giá hệ thống kiểu gen và kiểu hình đối với gen chức năng. Với chi phí giải trình tự DNA cực rẽ bằng công nghệ “nanopore”, người ta thành lập một dự án có tên là “International GeneBank sequencing” năm 2015. Chi phí giải trình tự cực rẻ nhờ công nghệ nano cho phép chúng ta đánh giá nguồn tài nguyên di truyền trở nên dễ dàng hơn, phục vụ cho việc đánh giá kiểu gen, kiểu hình theo mục tiêu cần thiết của nhà chọn giống. Xem NHGRI Genome Sequencing Program (GSP) 4. Giải pháp 2: đột phá năng suất trần Xia và ctv. (2013) đã viết một bài rất hay về Lúa Lai ở Châu Á – Nguồn Vật Liệu được chia sẻ. Với nguồn tài nguyên di truyền cây lúa được chia sẻ cho các quốc gia thành viên trong hợp tác quốc tế với sự tài trợ của CGIAR; người ta hi vọng sẽ giải quyết được vấn đề “stagnant yielding” ở mức độ 1% như hiện nay. Lúa

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.