tailieunhanh - Ebook 5 phương trình làm thay đổi thể giới – Sức mạnh và chất thơ của toán học: Phần 2

Albert Einstein và phương trình năng lượng, nhà khoa học người Thuỵ Sĩ Daniel Bernoulli và phương trình thuỷ động lực học, nhà vật lý người Anh Michael Faraday và phương trình điện từ trường, Isaac Newton và phương trình vạn vật hấp dẫn, nhà toán lý người Đức Rudolf Julius Emmanuel Clausius và phương trình nhiệt động lực học - 5 con người và 5 phương trình đã làm thay đổi thế giới. phần 2 cuốn sách. | phận của chính mình; anh quyết định từ bỏ toán học. “Tôi thà học công việc đóng giầy còn hơn là học toán. Và kể từ khi đó, tôi cũng không còn có thể thuyết phục được bản thân mình để làm bất cứ việc gì về toán học nữa. Toàn bộ niềm vui còn lại của tôi là thỉnh thoảng làm ít việc trên bục giảng để quên lãng tương lai”. VĨ THANH Trong thần thoại, con người luôn thấy dễ dàng bay lượn như chim. Chẳng hạn, trong cổ tích của người Na Uy thế kỷ thứ năm, một nhà chế tạo vũ khí có tên là Wayland đã chế cho mình một bộ áo lông vũ và có thể bay được chỉ nhờ tuân theo hai qui luật đơn giản: “Chạy ngược gió thì sẽ bay lên dễ dàng hơn. Rồi khi muốn hạ xuống, thì hãy bay theo chiều gió”. Tuy nhiên, trong thực tế, những nỗ lực ban đầu của con người muốn bay như chim luôn luôn kết thúc trong thảm họa. Suốt thời kỳ Trung cổ, đó là môn thể thao phổ biến với mọi người nhờ những chiếc cánh tự làm rồi gắn vào hai cánh tay để nhảy ra từ những tháp cao. May mắn lắm họ mới thoát khỏi cảnh xương cốt bị gãy vụn. Năm 1680, với việc công bố nghiên cứu toán học chưa từng có trước đó của Giovanni Borelli về sức mạnh cơ bắp của con người, thế giới mới lần đầu tiên biết được rằng cơ thể con người được cấu tạo quá ư yếu ớt để có thể bay được. Theo Borelli: “Rõ ràng là sức mạnh vận động của các cơ ngực ở con người nhỏ hơn rất nhiều sức mạnh cần thiết để có thể bay được”. Theo tính toán của Borelli, con người cần có cơ ngực mạnh gấp hai mươi lần bình thường mới có thể nâng người lên khỏi mặt đất, khi dùng những cái cánh hợp lý. Borelli kết luận con người chỉ có thể Giữa hòn đá và cuộc đời truân chuyên - 137 hy vọng làm cho mình nổi trong không khí giống như cách những miếng chì nổi được trên mặt nước, nếu gắn vào nó một lượng nào đó các nút li-e. Viễn kiến của Borelli về khả năng con người có thể bồng bềnh trong không khí đã trở thành sự thật vào năm 1783, khi anh em nhà Montgolfier, Etienne và Joseph, trở thành những người đầu tiên làm ra được khí cầu dùng khí nóng để bay lên. Họ không lên được