tailieunhanh - Giải pháp phòng chống tai nạn thương tích trong lao động sản xuất chè tại Thái Nguyên

Mục tiêu bài viết là đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp phòng chống TNTT cho người lao động trồng chè tại Thái Nguyên Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu can thiệp so sánh trước sau, có nhóm chứng với cỡ mẫu là 587 hộ trồng chè ở xã can thiệp (xã Hòa Bình) và xã đối chứng (xã La Bằng). | Nguyễn Minh Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 104(04): 61 - 66 GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRONG LAO ĐỘNG SẢN XUẤT CHÈ TẠI THÁI NGUYÊN Nguyễn Minh Tuấn* Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Đặt vấn đề: chè là cây công nghiệp mũi nhọn của tỉnh Thái Nguyên, vì vậy đảm bảo an toàn lao động, phòng tránh tai nạn thương tích (TNTT) cho người trồng chè là cần thiết. Mục tiêu: đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp phòng chống TNTT cho người lao động trồng chè tại Thái Nguyên Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu can thiệp so sánh trước sau, có nhóm chứng với cỡ mẫu là 587 hộ trồng chè ở xã can thiệp (xã Hòa Bình) và xã đối chứng (xã La Bằng). Hoạt động can thiệp là tập huấn nâng cao năng lực cho nhân viên y tế thôn bản (NVYTTB) và truyền thông về TNTT được tiến hành trong 1 năm. Kết quả và kết luận: sau can thiệp, kỹ năng sơ cứu TNTT của NVYTTB ở mức độ tốt đạt 4/7. Hành vi phòng chống TNTT của các hộ gia đình có sự thay đổi so với trước can thiệp (p0,05). Hiệu quả can thiệp đạt 19,7%. Từ khóa: Tai nạn thương tích, an toàn máy móc, an toàn điện, bảo hộ lao động, trồng chè ĐẶT VẤN ĐỀ* Trong cơ cấu cây trồng của tỉnh Thái Nguyên, chè được coi là cây công nghiệp mũi nhọn của tỉnh. Tuy nhiên việc canh tác và chế biến chè chủ yếu vẫn mang tính chất nhỏ lẻ, ở qui mô hộ gia đình do đó vấn đề an toàn trong lao động trồng chè chưa được quan tâm đúng mức. Trong bối cảnh cơ giới hóa nông nghiệp, tỷ lệ TNTT trong lao động đang có chiều hướng gia tăng. Kết quả nghiên cứu năm 2010 tại các vùng chuyên canh chè của tỉnh Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ TNTT do lao động là 33,1/, trong đó TNTT do lao động sản xuất chè là 15,2/, chiếm một tỷ trọng tương đối lớn (46,0%) trong các loại TNTT do lao động nông nghiệp nói chung [4]. Nguyên nhân là do người lao động trồng chè chưa có ý thức tuân thủ các qui định về an toàn phòng chống TNTT trong lao động. Để góp phần giảm thiểu nguy cơ TNTT, nâng cao sức khỏe cho người lao động trồng chè tại Thái Nguyên, nghiên

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN