tailieunhanh - Đánh giá đa dạng sinh học thực vật đặc hữu và quý hiếm tại vườn quốc gia Hoàng Liên, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

Vườn quốc gia Hoàng Liên có diện tích ha vùng lõi và ha vùng đệm chủ yếu là rừng nguyên sinh được bảo vệ nghiêm ngặt. Vườn có kho tàng quỹ gen thực vật quý hiếm chiếm 50% số loài thực vật quý hiếm của Việt Nam, đặc biệt có 3 loài cây cực kỳ quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới: Bách Xanh (Calocedrus macrolepis), Thông Đỏ (Taxus chinensis) và Vân Sam Hoàng Liên (Abies delavayi). | Đặng Kim Vui và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 104(04): 49 - 54 ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG SINH HỌC THỰC VẬT ĐẶC HỮU VÀ QUÝ HIẾM TẠI VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN, HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI Đặng Kim Vui, Hoàng Văn Hùng* Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Vườn quốc gia Hoàng Liên có diện tích ha vùng lõi và ha vùng đệm chủ yếu là rừng nguyên sinh được bảo vệ nghiêm ngặt. Vườn có kho tàng quỹ gen thực vật quý hiếm chiếm 50% số loài thực vật quý hiếm của Việt Nam, đặc biệt có 3 loài cây cực kỳ quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới: Bách Xanh (Calocedrus macrolepis), Thông Đỏ (Taxus chinensis) và Vân Sam Hoàng Liên (Abies delavayi). Để đánh giá mức độ đa dạng sinh học các loài thực vật quí hiếm tại Vườn quốc gia Hoàng Liên, 5 tuyến điều tra với 8 ô tiêu chuẩn 0,1ha (OTC), chia làm 40/OTC ô dạng bản được lập. Nghiên cứu thống kê được: 2024 loài thực vật, 113 loài thực vật quí hiếm, 263 loài đặc hữu chiếm 25% tổng số loài đặc hữu của nước ta – một tỷ lệ không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác tại Việt Nam. Trong đó, 177 loài là đặc hữu của núi Hoàng Liên như: Hoàng Liên gai (Berberis junlianae Sch.), Thổ Hoàng Liên (Coptis chinensis), Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume.), . Nghiên cứu cũng đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn và đáp ứng lợi ích của cộng đồng cũng như các thế hệ tương lai. Từ khóa: Bảo tồn, đa dạng sinh học, loài đặc hữu, thực vật quí hiếm, Vườn quốc gia Hoàng Liên. MỞ ĐẦU* Lãnh thổ Việt Nam chịu sự chi phối về hoạt động địa chất của hai địa khối Indonesia (từ Mường Tè – Điện Biên Phủ ở cực Tây Bắc đến Trung Bộ, Nam Bộ) và Hoa Nam (Vùng Bắc Bộ)[5]. Từ đó hình thành thảm thực vật phong phú, đa dạng với khoảng loài. Trong số đó có khoảng loài cây có ích được sử dụng làm thuốc, rau ăn, lấy gỗ, nhuộm .[4]. Nguồn tài nguyên cây cỏ tập trung chủ yếu ở 6 trung tâm đa dạng sinh vật trong cả nước là: Đông bắc, Hoàng Liên Sơn, Cúc Phương, Bạch Mã, Tây Nguyên và cao nguyên Đà Lạt .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN