tailieunhanh - Hội chứng rối loạn phổ tự kỷ

Hội chứng Rối loạn Phổ Tự Kỷ trình bày các kiến thức về hội chứng rối loạn phổ tự kỷ: Quan hệ giao tiếp, truyền đạt, trí tưởng tượng, tính linh hoạt của khả năng suy nghĩ, khả năng sinh hoạt và niềm vui thích hạn hẹp và những lời đồn và hiểu lầm về ASD,  ,. Mời các bạn tham khảo | Hội chứng Rối loạn Phổ Tự Kỷ là gì? Hội chứng Rối loạn Phổ Tự Kỷ (Autism Spectrum Disorder (ASD)) là một tên gọi để mô tả một nhóm các hội chứng rối loạn thâm nhập toàn bộ sự phát triển (pervasive developmental disorders) với khiếm khuyết chủ yếu trong các lãnh vực sau đây: Quan hệ Giao tiếp Thái độ hờ hững Không chơi đùa với các trẻ em khác Chỉ tham gia khi có người lớn thúc giục và giúp đỡ Thái độ giao tiếp của người bị ASD có thể khác biệt từ hoàn toàn hờ hững với người khác, đến muốn tham gia nhưng không biết làm cách nào, hoặc „thân thiện thái quá‟. Một số người sẽ đáp ứng khi được giao tiếp nhưng họ không tự khởi động sự tương tác với người khác. Nỗ lực để giao tiếp của họ có thể thấy kỳ lạ, lập đi lập lại, hoặc bất thường. Họ có thể bị kém kỹ năng giao tiếp và thường gặp khó khăn am hiểu những tập quán giao tiếp về việc kết bạn và gia nhập cuộc chơi, và họ có thể thiếu khả năng am hiểu các hành vi giao tiếp chấp nhận được cũng như không nhận thức được cảm xúc của người khác. Truyền đạt Bày tỏ ước muốn bằng cách kéo tay người lớn Lập lại lời nói – “nói vọng” lại lời người khác mà không hiểu Nói không ngừng nghỉ về một đề tài nào đó Trở ngại khi truyền đạt bằng lời nói hoặc truyền đạt không dùng lời nói là một đặc tính khác thường thấy của bệnh ASD. Một số người bị ASD có thể hoàn toàn không nói, một số khác có thể nói được chút ít hoặc chỉ lập lại lời người khác nói (đây là chỉ bắt chước nói các chữ hoặc câu bằng cách lập đi lập lại), trong khi những người khác có thể nói trọn câu. Một số người bị ASD có thể có số vốn từ ngữ nhiều và đáng phục, nhưng lại gặp khó khăn khi dùng ngôn ngữ để giao tiếp. Nhiều người biểu lộ sự rối loạn hoặc bất thường trong cách nói chuyện, hoặc nói quá nhiều về một số đề tài hạn chế hoặc về một lãnh vực đặc biệt nào đó mà họ thích. Các chỉ dẫn phức tạp, chuyện nói đùa, lời châm biếm và các tình huống xúc động có thể là những điều mà người bị ADS khó am hiểu được. Việc truyền đạt không dùng lời nói (như dùng cử chỉ, diễn tả qua nét

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN