tailieunhanh - Thí nghiệm Vật lý thật, thí nghiệm tương tác trên màn hình và các biện pháp sử dụng phối hợp các loại thí nghiệm trong dạy học Vật lý

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày một số vấn đề liên quan đến thí nghiệm vật lý thật, thí nghiệm tương tác trên màn hình và các biện pháp sử dụng các loại thí nghiệm trên trong dạy học vật lý nhằm phát huy tính tích cực và năng lực sáng tạo của học sinh. | Phạm Xuân Quế và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 106(06): 61 - 65 THÍ NGHIỆM VẬT LÝ THẬT, THÍ NGHIỆM TƯƠNG TÁC TRÊN MÀN HÌNH VÀ CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG PHỐI HỢP CÁC LOẠI THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ Phạm Xuân Quế1, Nguyễn Thị Thu Hà2* 1 2 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Hiện nay, giảng dạy môn Vật lý ở các trường phổ thông vì nhiều lý do khác nhau mà các loại thí nghiệm vật lý chưa được chú ý khai thác và sử dụng đúng mức. Điều này đã khiến học sinh thụ động trong quá trình học tập, ảnh hưởng đến chất lượng nắm vững kiến thức của học sinh. Hơn nữa, trong lí luận và thực tiễn hiện nay cũng đang đặt ra những vấn đề cần nghiên cứu liên quan đến sự sử dụng phối hợp các loại thí nghiệm, ví dụ như: nguyên tắc sử dụng phối hợp các loại thí nghiệm; các biện pháp sử dụng phối hợp các loại thí nghiệm và hình thức tổ chức dạy học cần thay đổi như thế nào để có thể phát huy được tính tích cực, tự chủ và sáng tạo của học sinh. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày một số vấn đề liên quan đến thí nghiệm vật lý thật, thí nghiệm tương tác trên màn hình và các biện pháp sử dụng các loại thí nghiệm trên trong dạy học vật lý nhằm phát huy tính tích cực và năng lực sáng tạo của học sinh. Từ khoá. Dạy học vật lý, thí nghiệm thật, thí nghiệm tương tác trên màn hình, phối hợp các loại thí nghiệm vật lý. CÁC LOẠI THÍ NGHIỆM VẬT LÝ VÀ CHỨC NĂNG CỦA THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ* Các loại thí nghiệm vật lý Thí nghiệm (TN) vật lý (VL) là: “sự tác động có chủ định, có hệ thống của con người vào đối tượng của hiện thực khách quan. Thông qua sự phân tích các điều kiện mà trong đó đã diễn ra sự tác động và các kết quả của sự tác động, ta có thể thu nhận được tri thức mới” [3]. Như vậy, với cách định nghĩa trên, TN VL có hai dấu hiệu chính đó là: - Đối tượng nghiên cứu là hiện thực khách quan. - Trong TN diễn ra sự tác động có chủ định của chủ thể nghiên cứu lên đối tượng nghiên cứu, làm biến đổi đối tượng nghiên cứu theo mục đích, .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN