tailieunhanh - Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2019 lần 1 - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh - Mã đề 007

Gửi đến các bạn Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2019 lần 1 - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh - Mã đề 007 giúp các bạn học sinh có thêm nguồn tài liệu để tham khảo cũng như củng cố kiến thức trước khi bước vào kì thi. tài liệu. | SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG THIÊN MÃ ĐỀ: 007 KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 Bài thi : Khoa học xã hội; môn : Giáo dục công dân Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi gồm 04 trang) (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh:. Câu 1: Hành vi không nhường ghế trên xe buýt cho người già, trẻ em, phụ nữ mang thai là hành vi vi phạm A. chuẩn mực đạo đức. B. pháp luật hành chính. C. pháp luật dân sự. D. pháp luật hình sự. Câu 2: Ông B, bà H lấy nhau và đã có hai người con gái là chị T và chị Q. Ông B ốm nặng, xác định không qua khỏi, ông đã thú nhận với bà H và các con rằng vì muốn có thêm con trai nên ông đã có chị V và anh X là con ngoài giá thú, từ trước đến giờ mẹ của cả V, X đều không cho con nhận bố và cũng không muốn liên quan gì đến ông nhưng ông muốn được chia tài sản của mình cho tất cả các con. Bà H nói: “Chúng nó có phải là con hợp pháp của ông đâu mà đòi chia tài sản”. Trong trường hợp trên những ai dưới đây được chia tài sản? A. Bà H, chị T, chị Q và anh Q. B. Bà H, chị T, chị Q, chị V và anh X. C. Bà H, chị T và chị Q. D. Chị T, chị Q, chị V và anh X. Câu 3: Nơi cứ trú của vợ chồng là do A. cha mẹ của gia đình chồng quyết định. B. vợ chồng bàn bạc và quyết định. C. chồng quyết định vì thuyền theo lái gái theo chồng. D. cha mẹ hai bên của vợ chồng quyết định. Câu 4: Khi công dân vi phạm với tính chất và mức độ như nhau thì sẽ phải chịu trách nhiệm A. hành chính như nhau. B. pháp luật ngang nhau. C. hình sự khác nhau. D. pháp lí như nhau. Câu 5: Theo điều 39, Hiến pháp 2013 quy định nguyên tắc “ Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập”. Điều 10 Luật Giáo dục năm 2005 khẳng định: “Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân”. Điều này thể hiện đặc trưng gì của pháp luật? A. Tính khách quan, ý chí. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. Câu 6: Trong các hành vi