tailieunhanh - Đặc điểm viêm phổi kéo dài tại bệnh viện phạm ngọc thạch được chuyển từ bệnh viện nhi đồng 2 có AFB âm tính năm 2009‐2012

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị các trường hợp VPKD có AFB âm tính tại BVND 2 được chuyển bệnh viện Phạm Ngọc Thạch từ năm 2009‐2012. Đây là một nghiên cứu hồi cứu hàng loạt ca trong vòng 4 năm từ tháng 1/2009 đến tháng 9/2012 được thực hiện tại bệnh viện Nhi Đồng 2 và bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học ĐẶC ĐIỂM VIÊM PHỔI KÉO DÀI TẠI BỆNH VIỆN PHẠM NGỌC THẠCH ĐƯỢC CHUYỂN TỪ BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 CÓ AFB ÂM TÍNH NĂM 2009‐2012 Nguyễn Hồng Vân Khánh*, Phạm Thị Minh Hồng ** TÓM TẮT Viêm phổi kéo dài là một thách thức đối với các nhà lâm sàng nhi khoa. Nguyên nhân thường gặp nhất của viêm phổi kéo dài là lao phổi. Lao phổi ở trẻ em chủ yếu là lao phổi có AFB âm tính. Mục tiêu: Xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị các trường hợp VPKD có AFB âm tính tại BVND 2 được chuyển bệnh viện Phạm Ngọc Thạch từ năm 2009‐2012. Phương pháp: Đây là một nghiên cứu hồi cứu hàng loạt ca trong vòng 4 năm từ tháng 1/2009 đến tháng 9/2012 được thực hiện tại bệnh viện Nhi Đồng 2 và bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Kết quả: 54 trẻ thỏa tiêu chuẩn nhận vào. Nam/Nữ 2/1 (36/18). Sốt là triệu chứng lâm sàng được ghi nhận nhiều nhất (), tiếp đến là ho (94,4%), khò khè (51,9%), thở nhanh (74%), suy dinh dưỡng 44,4%. Tỷ lệ bệnh nền chiếm 57%. Có 92,6% (50/54) được điều trị thuốc kháng lao, trong đó tỷ lệ bệnh nhân đáp ứng với thuốc kháng lao chiếm 44% (22/54). Tỷ lệ AFB chuyển dương tính tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch 3,7% (2/54). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về lâm sàng giữa 2 nhóm đáp ứng và không đáp ứng thuốc kháng lao Kết quả: 44% trường hợp viêm phổi kéo dài có AFB âm tính đáp ứng tốt với điều trị thuốc kháng .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN