tailieunhanh - Hành động trong sử thi Ấn Độ dưới ánh sáng của hệ qui chiếu đạo đức
Bài báo đề cập đến đặc trưng hành động của nhân vật anh hùng trong sử thi Mahabharata dưới góc nhìn của hệ qui chiếu đạo đức, lấy Dharma làm hạt nhân. Người viết tiếp cận vấn đề trên 3 bình diện: hành động thể hiện sự tương tác giữa hai quan niệm đạo đức - Dharma của Kshatriya với Dharma của Brahmin; hành động bộc lộ sự không nhất quán trong tính cách nhân vật sử thi; hành động là kết quả của lòng thù hận đem lại sự hủy diệt tàn khốc. | Nguyễn Thị Tuyết Thu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 169 - 173 HÀNH ĐỘNG TRONG SỬ THI ẤN ĐỘ DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA HỆ QUI CHIẾU ĐẠO ĐỨC Nguyễn Thị Tuyết Thu* Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện CT - HCQG Hồ Chí Minh TÓM TẮT Bài báo đề cập đến đặc trưng hành động của nhân vật anh hùng trong sử thi Mahabharata dưới góc nhìn của hệ qui chiếu đạo đức, lấy Dharma làm hạt nhân. Người viết tiếp cận vấn đề trên 3 bình diện: hành động thể hiện sự tương tác giữa hai quan niệm đạo đức - Dharma của Kshatriya với Dharma của Brahmin; hành động bộc lộ sự không nhất quán trong tính cách nhân vật sử thi; hành động là kết quả của lòng thù hận đem lại sự hủy diệt tàn khốc. Bài viết kết luận: Dharma là bổn phận và nghĩa vụ của mỗi đẳng cấp trong xã hội cổ đại Ấn Độ, là nguyên tắc đạo đức soi chiếu hành động, là thước đo giá trị của các anh hùng trong sử thi Mahabharata. Đúng là, “để khắc sâu Dharma vào trái tim nhân loại, Vyasa đã viết bản anh hùng ca này”. Từ khóa: Hành động nhân vật; Hệ qui chiếu đạo đức; Dharma; Dharma của Brahmin; Dharma của Kshatriya; “Brahmin hóa” anh hùng; “Kshatriya hóa” đạo sĩ. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ* Nghiên cứu hành động trong sử thi Ấn Độ dưới ánh sáng của hệ qui chiếu đạo đức là điều đã được một số chuyên gia về Mahabharata quan tâm và gợi mở, tạo cơ sở cho những nghiên cứu hệ thống và chuyên sâu về vấn đề này. Theo sự bao quát của chúng tôi thì những ý kiến sau ít nhiều có liên quan: Sidhanta cho rằng: “Chủ nghĩa anh hùng và chủ nghĩa sùng tín thần linh đan xen một cách phức tạp trong Mahabharata. Mahabharata có nhiều lớp khác nhau, thể hiện hai quan điểm đánh giá thế giới của tu sĩ và của chiến binh, có sự đấu tranh giữa hai quan điểm đó”[9, ]. Ý kiến của ông trùng với Louis Renou khi nhận xét trong Mahabharata có nhiều thế hệ ca sĩ kể chuyện mà: “Người kể sau này vì mục đích giáo huấn đã làm mờ đi cảm hứng về những hành động anh hùng”[9, ]. Grinser cũng tiếp cận Mahabharata dưới hai góc nhìn: góc nhìn truyền thống của sử thi anh hùng và .
đang nạp các trang xem trước