tailieunhanh - Phát triển kinh tế biên mậu các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam với Trung Quốc: Thực trạng và vấn đề

Các địa phương hai bên quốc giới Việt – Trung cũng đang tận dụng những tiềm năng sẵn có để giao lưu hợp tác với nhau trên mọi lĩnh vực. Mối quan hệ biên giới này hết sức quan trọng và thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu chuyên môn. | Nguyễn Thị Minh Nguyệt và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 157 - 161 PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN MẬU CÁC TỈNH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC VIỆT NAM VỚI TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ Nguyễn Thị Minh Nguyệt*, Đỗ Vũ Sơn Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Các địa phương hai bên quốc giới Việt – Trung cũng đang tận dụng những tiềm năng sẵn có để giao lưu hợp tác với nhau trên mọi lĩnh vực. Mối quan hệ biên giới này hết sức quan trọng và thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu chuyên môn. Mặc dù còn tồn tại những vấn đề, thiếu xót song quan hệ hai bên đã có những tiến bộ hết sức tốt đẹp, về kinh tế thương mại, đầu tư, du lịch,. Sự tiến bộ trong mối quan hệ hợp tác giữa hai bên đã làm thay đổi bộ mặt của hai nước nói chung và với các địa phương hai bên quốc giới nói riêng. Vấn đề đặt ra bây giờ là phải đưa ra được những định hướng và giải pháp để thực thi những định hướng ấy nhằm đưa mối quan hệ giữa các địa phương hai bên quốc giới ngày một tiến lên tầm cao mới của sự hợp tác cùng phát triển. Từ khoá: Phát triển kinh tế, biên giới Việt – Trung, hợp tác ĐẶT VẤN ĐỀ* Việt Nam và Trung Quốc có đường biên giới trên đất liền là 1449,566 km (đường biên giới trên đất liền: 1065,652 km, đường biên giới đi theo sông suối: 383,914 km). Đường biên giới đi qua 07 tỉnh phía Bắc Việt Nam là: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh [6]. Biên giới phía Trung Quốc tiếp giáp với Việt nam ở hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây. Vân Nam là tỉnh nằm ở phía Tây Nam của Trung Quốc có đường biên giới chung với Việt Nam tiếp giáp ở 4 tỉnh: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên. Quảng Tây là khu tự trị nằm ở phía Nam của Trung Quốc, có đường biên giới chung với Việt Nam và chung Vịnh Bắc Bộ. Quảng Tây có 8 huyện thị tiếp giáp với 17 huyện thuộc ba tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn và Cao Bằng của Việt Nam, có hệ thống giao thông thuận lợi, “núi liền núi, sông liền sông”, gồm cả đường ô tô, đường sắt, đường thủy, đường biển và đường hàng không. Chính vì vậy,

TỪ KHÓA LIÊN QUAN