tailieunhanh - 40 khảo sát sự thay đổi tần số tim người bình thường sau gắng sức khi châm một số huyệt có liên quan đến chức năng “tâm chủ huyết mạch”
Đề tài này được thực hiện với mục tiêu khảo sát sự thay đổi tần số tim người bình thường sau gắng sức khi châm một số huyệt có liên quan đến chức năng “tâm chủ huyết mạch”. Nhóm đề tài gồm 4 công trình được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng đến tần số tim khi châm các huyệt có liên quan đến chức năng tâm chủ huyết mạch gồm tâm du, nội quan, thần môn, thiên tuyền, âm khích và khích môn. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 40 KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI TẦN SỐ TIM NGƯỜI BÌNH THƯỜNG SAU GẮNG SỨC KHI CHÂM MỘT SỐ HUYỆT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHỨC NĂNG “TÂM CHỦ HUYẾT MẠCH” Trương Trung Hiếu∗, Phạm Thị Kim Loan*, Nguyễn Thị Tuyết Nga*, Phan Quan Chí Hiếu* TÓM TẮT Tình hình chung và mục tiêu nghiên cứu: Tác dụng sinh học của huyệt vị luôn là mối quan tâm hàng đầu của các chuyên gia châm cứu. Theo lý luận Y học cổ truyền, huyệt trên đường kinh Tâm hoặc Tâm bào có khả năng tác động đến tần số tim thông qua chức năng “Tâm chủ huyết mạch” của hệ thống kinh Tâm. Theo lý luận thần kinh sinh học, huyệt có thể ảnh hưởng đến cơ quan có cùng tiết đoạn thần kinh với nó. Nhóm đề tài gồm 4 công trình được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng đến tần số tim khi châm các huyệt có liên quan đến chức năng Tâm chủ huyết mạch gồm Tâm du, Nội quan, Thần môn, Thiên tuyền, Âm khích và Khích môn. Phương pháp & Phương tiện: 4 nghiên cứu cơ bản thực hiện trên người tình nguyện, khỏe mạnh trong thời gian từ 2011- 2013. Tổng cộng có 300 đối tượng nghiên cứu được phân vào các nhóm. Nhóm châm tả Tâm du (n=30); Nhóm châm bổ Tâm du (n=30); Nhóm châm tả Nội quan+Thần môn (n=30); Nhóm châm bổ Nội quan+Thần môn (n=30); Nhóm châm tả Thiên Tuyền (n=30); Nhóm châm tả Âm khích (n=30); Nhóm châm tả Khích môn (n=30); Nhóm chứng –Không châm (n=90). Tất cả đối tượng nghiên cứu được gây nhịp nhanh xoang với nghiệm pháp gắng sức. Đánh giá tần số tim trước và sau gắng sức; tần số tim sau 1 phút, 2 phút, 3 phút 15 phút sau châm cứu. Kết quả: Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nhóm về tuổi và giới tính, nhịp tim trước và sau nghiệm pháp gắng sức. Thời gian để nhịp nhanh xoang giảm về dưới 100 lần/ phút khi châm tả Tâm du, châm bổ Tâm du tuần tự là 60 giây, 120 giây so với không châm là 180 giây. Thời gian để nhịp nhanh xoang giảm về bình thường như trước khi thử nghiệm khi châm tả Tâm du, châm bổ Tâm du, tuần tự là là 3 phút và 5 phút. Khác biệt không có ý nghĩa so .
đang nạp các trang xem trước