tailieunhanh - Tìm hiểu nhận thức của các nhà tâm lý trị liệu Việt Nam về liệu pháp chú tâm
Nội dung bài viết trình bày chương trình đào tạo chú tâm ở Việt Nam còn thiếu nhiều và chưa bài bản, dẫn đến một vài khó khăn cho các nhà tâm lý trong quá trình áp dụng chú tâm ở Việt Nam. Các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai có thể tập trung vào tìm hiểu lợi ích của chú tâm khi áp dụng chú tâm ở các thân chủ với các rối loạn khác nhau. | Khoa học Xã hội và Nhân văn Tìm hiểu nhận thức của các nhà tâm lý trị liệu Việt Nam về liệu pháp chú tâm Nguyễn Hương Mai* Viện Giáo dục Shichida Việt Nam Ngày nhận bài 12/7/2017; ngày chuyển phản biện 17/7/2017; ngày nhận phản biện 7/9/2017; ngày chấp nhận đăng 11/9/2017 Tóm tắt: Chú tâm là một liệu pháp thu hút nhiều sự chú ý của những nhà nghiên cứu và nhà tâm lý, đặc biệt là ở các nước phương Tây. Rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng, phương pháp trị liệu chú tâm này mang lại nhiều thay đổi tích cực cho các bệnh nhân có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Một liệu pháp trị liệu còn khá mới mẻ nhưng có nhiều nét tương đồng, gần gũi với một trong những tôn giáo lớn nhất tại Việt Nam - Phật giáo có thể hứa hẹn là một công cụ hữu hiệu nhằm cải thiện tình trạng rối loạn tâm lý của thân chủ trong quá trình trị liệu. Bởi vậy, nghiên cứu tìm hiểu nhận thức của các nhà trị liệu tâm lý Việt Nam về liệu pháp chú tâm thông qua thực hiện bảng hỏi trên 116 nhà tâm lý và phỏng vấn chuyên sâu 3 nhà tâm lý có kinh nghiệm thực hành liệu pháp chú tâm. Kết quả cho thấy, phần lớn các nhà tâm lý đều biết đến liệu pháp chú tâm nhưng ở mức độ thấp, chưa hiểu bản chất của chú tâm và hiểu biết hạn chế về bài tập thực hành chú tâm. Những chương trình đào tạo chú tâm ở Việt Nam còn thiếu nhiều và chưa bài bản, dẫn đến một vài khó khăn cho các nhà tâm lý trong quá trình áp dụng chú tâm ở Việt Nam. Các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai có thể tập trung vào tìm hiểu lợi ích của chú tâm khi áp dụng chú tâm ở các thân chủ với các rối loạn khác nhau. Từ khóa: Chú tâm, nhà trị liệu tâm lý, nhận thức, Việt Nam. Chỉ số phân loại: Đặt vấn đề Có nhiều cách dịch tiếng Việt khác nhau cho thuật ngữ “mindfulness” như “tỉnh thức, chánh niệm/chính niệm, định tâm, chú tâm”. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, tác giả sử dụng khái niệm “chú tâm” thay thế cho thuật ngữ “mindfulness” trong tiếng Anh. Trong lĩnh vực tâm lý học, chú tâm được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Chú tâm có thể
đang nạp các trang xem trước