tailieunhanh - Đánh giá khả năng xử lý nước thải dệt nhuộm của hóa chất keo tụ PGα21Ca và phèn nhôm

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về khả năng xử lý độ màu, pH, chất hữu cơ (CHC) trong nước thải dệt nhuộm của vật liệu PGα21Ca và phèn nhôm sunfat - Al2 (SO4 )3 .18H2 O. | Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ Đánh giá khả năng xử lý nước thải dệt nhuộm của hóa chất keo tụ PGα21Ca và phèn nhôm Lê Thị Xuân Thùy1*, Lê Thị Sương1, Lâm Hưng Thắng1, Lương Trần Bích Thảo1, Kazuyuki Oshita2 1 Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng 2 Trường Đại học Kyoto, Nhật Bản Ngày nhận bài 17/8/2017; ngày chuyển phản biện 21/8/2017; ngày nhận phản biện 21/9/2017; ngày chấp nhận đăng 26/9/2017 Tóm tắt: PGα21Ca là một polyme tự nhiên được trùng hợp từ axit poly-gamma glutamic, không độc hại, dễ phân hủy sinh học, được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực xử lý nước thải dệt nhuộm tại Nhật Bản và một số quốc gia phát triển, nhưng vẫn chưa được ứng dụng trong thực tế tại Việt Nam. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về khả năng xử lý độ màu, pH, chất hữu cơ (CHC) trong nước thải dệt nhuộm của vật liệu PGα21Ca và phèn nhôm sunfat Al2(SO4). Theo đó, hiệu suất xử lý màu và CHC của PGα21Ca cao hơn so với phèn nhôm. Đối với PGα21Ca, hiệu suất xử lý độ màu đạt 95%, hiệu suất xử lý CHC đạt 35%; với phèn nhôm hiệu suất xử lý độ màu đạt 86%, hiệu suất xử lý CHC đạt 13%; ngoài ra PGα21Ca còn có khả năng đưa giá trị pH của nước thải về trung tính. Trên cơ sở nghiên cứu, bài báo đề xuất mô hình tự động xử lý nước thải dệt nhuộm khi sử dụng vật liệu keo tụ PGα21Ca, đảm bảo chỉ tiêu độ màu nước thải đạt QCVN 13:2015/BTNMT - Cột B. Từ khóa: Hóa chất keo tụ, nước thải dệt nhuộm, PGα21Ca, phèn nhôm sunfat, xử lý độ màu. Chỉ số phân loại: Đặt vấn đề Dệt may là ngành công nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp đáng kể vào nguồn ngân sách quốc gia, đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động [1]. Tuy nhiên, ngành dệt được biết là một trong những ngành công nghiệp có nhu cầu nước sử dụng là rất lớn, cụ thể như lượng nước cần cho một mét vải dao động từ 12-65 lít và thải ra từ 10-40 lít [2]. Nước thải dệt nhuộm là một trong những loại nước gây ô nhiễm nặng, với hàm lượng các chất hữu cơ cao, đa dạng về màu sắc, khó phân hủy và .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN