tailieunhanh - Bài giảng Sinh lý học - Bài 14: Sinh lý sinh dục và sinh sản

Tài liệu “Sinh lý sinh dục và sinh sản” thuộc bộ bài giảng “Sinh lý học ĐH Y Hà Nội” có kết cấu nội dung trình bày về: Sinh lý sinh dục và sinh sản nam, sinh lý sinh dục và sinh sản nữ. tài liệu để nắm được chức năng ngoại tiết và nội tiết của tinh hoàn; chức năng ngoại tiết và nội tiết của buồng trứng; các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt, cơ chế phóng noãn và cơ chế chảy máu; các giai đoạn của thụ thai, mang thai và những thay đổi của bà mẹ đang mang thai | BÀI 14. SINH LÝ SINH DỤC VÀ SINH SẢN Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được chức năng ngoại tiết và nội tiết của tinh hoàn 2. Trình bày được chức năng ngoại tiết và nội tiết của buồng trứng 3. Trình bày được các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt, cơ chế phóng noãn và cơ chế chảy máu 4. Trình bày được các giai đoạn của thụ thai, mang thai và những thay đổi của bà mẹ đang mang thai 5. Trình bày được các chức năng của rau thai 6. Trình bày được hiện tượng sổ thai, bài tiết và bài xuất sữa 7. Trình bày được nguyên nhân và những thay đổi trong giai đoạn dậy thì, mãn kinh 8. Kể tên, nêu cơ chế tác dụng của các biện pháp tránh thai Sinh sản là một chức năng rất quan trọng của sinh vật nói chung và con người nói riêng nhằm duy trì nòi giống. Ngoài mục đích này, hoạt động chức năng của hệ thống sinh sản còn nhằm thoả mãn nhu cầu tình dục của con người - một trong những nhu cầu cơ bản nhất liên quan đến chất lượng cuộc sống của con người. Sinh sản là một hoạt động chức năng phức tạp với sự phối hợp hoạt động giữa hệ thống sinh sản với các hệ thống chức năng khác của cơ thể và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nội tại cũng như môi trường bên ngoài. Khái niệm sinh sản được đề cập đến trong bài này là sự hoạt động chức năng của các cơ quan, bộ phận thuộc hệ thống sinh sản nam và nữ dẫn tới sự sinh ra giao tử, kết hợp giữa giao tử đực (tinh hoàn) và cái (noãn) để tạo thành hợp tử rồi phát triển thành một cơ thể mới, cơ thể con. Để đảm bảo được chức năng sinh sản bình thường, cần có cấu trúc - chức năng bình thường của hệ thống sinh sản trong đó hai tuyến sinh dục nam (tinh hoàn) và nữ (buồng trứng) đóng vai trò rất quan trọng. 1. SINH LÝ SINH DỤC VÀ SINH SẢN NAM . Đặc điểm cấu tạo bộ máy sinh sản nam Bộ máy sinh sản nam gồm dương vật, bìu trong có chứa tinh hoàn là tuyến sinh dục nam , ống dẫn tinh, túi tinh và một số tuyến sinh dục phụ như tuyến tiền liệt, tuyến hành niệu đạo (hình ). Tinh hoàn là một cơ quan nằm ngoài ổ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.