tailieunhanh - Bài giảng Nguyên lý thống kê: Chương 3 - Lê Phương
Nội dung chương 3 trình bày đến người học những vấn đề liên quan đến "Mô tả dữ liệu bằng các chỉ tiêu và đặc trưng", cụ thể như: Số tuyệt đối, số tương đối, các đặc trưng đo lường khuynh hướng tập trung, các đặc trưng đo lường độ phân tán. | Chương 3. MÔ TẢ DỮ LIỆU BẰNG CÁC CHỈ TIÊU VÀ ĐẶC TRƯNG Lê Phương Bộ môn Toán kinh tế Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh Homepage: Nội dung 1 Số tuyệt đối 2 Số tương đối 3 Các đặc trưng đo lường khuynh hướng tập trung Trung bình cộng Trung bình điều hòa Trung bình nhân Số yếu vị (Mode) Số trung vị 4 Các đặc trưng đo lường độ phân tán Khoảng biến thiên Độ lệch tuyệt đối trung bình Phương sai và độ lệch chuẩn Hệ số biến thiên Số tuyệt đối Khái niệm Số tuyệt đối là chỉ tiêu khối lượng thống kê biểu hiện quy mô, khối lượng của tổng thể hiện tượng nghiên cứu. Đặc điểm • Thu thập được từ điều tra thống kê. • Gắn liền với một hiện tượng kinh tế xã hội. Phân loại 1 Số tuyệt đối thời kỳ: phản ánh mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu trong một khoảng thời gian nhất định. Số tuyệt đối thời kỳ có thể cộng lại để cho ra trị số của thời kỳ dài hơn. Ví dụ: quí 1 năm 2015 xí nghiệp A bán được sản phẩm. 2 Số tuyệt đối thời điểm: phản ánh mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu tại một thời điểm nhất định. Ví dụ: lượng tiền mặt vào lúc 0 giờ ngày 1/1/2015 của công ty X là đồng. Số tuyệt đối Đơn vị tính Có 3 loại đơn vị tính chủ yếu dùng cho các số tuyệt đối như sau 1 Hiện vật: là đơn vị tính toán phù hợp với đặc điểm vật lý của hiện tượng (dài, cao, diện tích, khối lượng, số đơn vị. . . ). • đơn vị hiện vật tự nhiên: người, cái, chiếc, con, sản phẩm. . . • đơn vị hiện vật quy ước: kg, tạ, tấn, lít, mét. . . • đơn vị hiện vật quy đổi: sức ngựa, tấn quy thóc. . . 2 Thời gian: như giờ công, ngày công. . . dùng để tính lượng lao động hao phí. 3 Tiền tệ: đồng (VND), đôla Mỹ (USD), euro (EUR), bảng Anh (GPD). . . Ví dụ: 30 lao động, 100 doanh nghiệp, 10 hecta đất canh tác, 8 giờ, USD. . . Số tương đối Khái niệm Số tương đối là chỉ tiêu chất lượng thống kê biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai chỉ tiêu khác nhau của hiện tượng nghiên cứu. Nó phản ánh trình độ phát triển, quan hệ so sánh, kết cấu, trình độ phổ biến. . . .
đang nạp các trang xem trước