tailieunhanh - Ebook Những mảnh đời đen trắng: Phần 1
Ebook "Những mảnh đời đen trắng" của Nguyễn Quang Lập phần 1 từ "Hoàng không ngờ rốt cuộc số phận của anh được gắn bó với Thùy Linh, người-đàn-bà-đau-đớn, bằng mười sáu lần nói dối. Hoàng hy vọng nhờ tiếng nói bao giờ cũng quan trọng của ba mình mà Họa sĩ thoát nạn.". Mời các bạn cùng đón đọc. | NHỮNG MẢNH ĐỜI ĐEN TRẮNG Truyện Dài Tác giả: Nguyễn Quang Lập Xuất bản: Hội Nhà Văn Ebook: nguyenthanh-cuibap Nguồn Text: WaKa Ebook miễn phí tại : NGƯỜI THUỐC THANG CHO VẾT THƯƠNG CHIẾN TRANH Năm truyện ngắn đầu tay của Nguyễn Quang Lập thì ba truyện Cây sến lửa, Tiếng lục lạc, và Đò ơi đều được trao giải thưởng, cho đến nay vẫn thuộc về những truyện ngắn hay trong vài ba năm trở lại đây. Từ đó đến nay, Nguyễn Quang Lập đã in hai tập truyện ngắn, viết và phóng tác hai vở kịch, xong bản thảo tiểu thuyết Những mảnh đời đen trắng, tất cả đều nhất quán trong một thế giới hình tượng và tư tưởng, khiến cho Nguyễn Quang Lập nổi lên như một cây bút viết về chiến tranh sâu sắc và mới lạ, được công chúng tìm đọc với lòng yêu mến. Đọc Nguyễn Quang Lập, thoạt đầu người ta đều tưởng rằng tác giả phải là một người lính già đã từng trải trận mạc, và chất chứa bên trong biết bao nhiêu kỷ niệm đau đớn về chiến tranh thì mới viết như thế. Té ra Nguyễn Quang Lập chỉ mới trên ba mươi tuổi, và chỉ sống những năm nghĩa vụ quân sự trong binh chủng bộ đội tên lửa để trở thành nhà văn. Và chính vì thế, để phát hiện ra những nhân vật của mình, Lập đã không nhìn lên bầu trời, mà cúi xuống lòng mình, đào bới ở đó những điều thấy cần nói với mọi người và quả nhiên, công chúng đều chăm chú nghe Lập nói. Trước đó chưa ai nói về chiến tranh giống như Nguyễn Quang Lập cả. Chính cái tuổi cầm bút mới mẻ này của Nguyễn Quang Lập đã mang dấu ấn riêng cho cả một thế hệ nhà văn trẻ lớn lên sau chiến tranh: họ bắt đầu cầm bút ở thời điểm bản lề của lịch sử đất nước vừa chuyển từ chiến tranh sang hòa bình, và trên tất cả những gì đổ nát mà cuộc chiến còn để lại, họ tìm cách kiểm nhận lại quá khứ, không phải dưới con mắt của người lính đánh giặc, mà bằng cái nhìn thao thức của những người trẻ khao khát hòa bình, nhân phẩm và hạnh phúc chân thật. Nguyễn Quang Lập viết về chiến tranh, nhưng không để ca ngợi chiến công, mà để bày tỏ nỗi lo lắng về vết thương. Dưới con mắt của nhà văn .
đang nạp các trang xem trước