tailieunhanh - Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2017-2018 - Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo

Vận dụng kiến thức và kĩ năng để thử sức với "Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2017-2018 - Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo". Qua đó, các em sẽ được củng cố lại kiến thức cũng như trau dồi kinh nghiệm khi giải đề. Chúc các em ôn thi thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi học kì sắp tới. | ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 NĂM 2017-2018 TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN HƯNG ĐẠO A/ KIỂM TRA ĐỌC : (10đ) I. Đọc thành tiếng (3đ ) - Nội dung kiểm tra: GV cho HS đọc một đoạn văn khoảng 150 chữ thuộc chủ đề : Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai (Từ tuần 29 đến tuần 33). Kết hợp trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc. - Hình thức kiểm tra: Cho HS đọc đoạn văn, thơ trong các bài tập đọc thuộc chủ đề nói trên bằng hình thức bốc thăm . II. Đọc thầm (7đ) (35 phút) Đọc thầm bài : “ Chim họa mi hót” (TV lớp 5 tập 2 trang 123) Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành các bài tập sau: 1/ (1đ) Tác giả cảm nhận tiếng hót của chim họa mi rất hay qua chi tiết nào? a) Hót vang lừng chào nắng sớm. b) Khi êm đềm, khi rộn rã, như một điệu đàn. c) Làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ. d) Nó kéo cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn gần xa đâu đó lắng nghe. 2/ (1đ) Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, chim họa mi làm gì? a) Tìm vài con sâu ăn lót dạ. b) Xù lông rũ hết những giọt sương. c) Hót vang lừng chào nắng sớm. d) Chuyền từ bụi nọ sang bụi kia. 3/ (1đ) Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu văn sau : Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con hoạ mi ấy lại hót vang lừng. 4/ (0,5đ) Hai từ đồng nghĩa với từ “êm đềm” là: 5/ (1đ) Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ láy ? a) êm đềm, rộn rã, mờ mờ, cỏ cây, say sưa. b) êm đềm, rộn rã, mờ mờ, say sưa, vừa vẩn. c) êm đềm, rộn rã, mờ mờ, say sưa, từ từ. d) êm đềm, rộn rã, mờ mờ, xa gần, nhanh nhẹn. 6/ (0,5đ) Hai từ trái nghĩa với từ “tĩnh mịch” là: 7/ (0,5đ) Dấu phẩy trong câu : “Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.” có tác dụng : a) Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. b) Ngăn cách các vế câu ghép. c) Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ. d) Ngăn cách các chủ ngữ trong câu. 8/ (0,5đ) Trong các cụm từ: nhắm hai

TỪ KHÓA LIÊN QUAN