tailieunhanh - Mô hình vận tốc sóng địa chấn (Vp, Vs, Vp/Vs) khu vực bậc thang thủy điện sông Đà

Trong khuôn khổ bài báo này, các tác giả sử dụng phương pháp cắt lớp sóng địa chấn nông tính toán vận tốc sóng P (Vp), vận tốc sóng S (Vs) và tỷ số Vp/Vs khu vực bậc thang thủy điện sông Đà. Kết quả cho thấy: - Vận tốc sóng P (Vp) và sóng S (Vs) tăng dần theo độ sâu: Từ Vp = 5,3-5,9 km/s và Vs = 2,9-3,4 km/s tại 2 km đến Vp = 5,8-6,3 km/s, Vs = 3,4-3,9 km/s tại 15 km. Trong khi đó, tỷ số vận tốc Vp/Vs biến động trong giới hạn từ 1,64 đến 1,74 và ít thay đổi theo độ sâu. | Khoa học Tự nhiên Mô hình vận tốc sóng địa chấn (Vp, Vs, Vp/Vs) khu vực bậc thang thủy điện sông Đà Cao Đình Trọng1, Thái Anh Tuấn1, Đinh Quốc Văn1, Cao Đình Triều2*, Lê Văn Dũng1, Nguyễn Đắc Cường1 1 Viện Vật lý Địa cầu, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam Viện Địa vật lý ứng dụng, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam 2 Ngày nhận bài 14/8/2017; ngày chuyển phản biện 18/8/2017; ngày nhận phản biện 25/9/2017; ngày chấp nhận đăng 29/9/2017 Tóm tắt: Trong khuôn khổ bài báo này, các tác giả sử dụng phương pháp cắt lớp sóng địa chấn nông tính toán vận tốc sóng P (Vp), vận tốc sóng S (Vs) và tỷ số Vp/Vs khu vực bậc thang thủy điện sông Đà. Kết quả cho thấy: - Vận tốc sóng P (Vp) và sóng S (Vs) tăng dần theo độ sâu: Từ Vp = 5,3-5,9 km/s và Vs = 2,9-3,4 km/s tại 2 km đến Vp = 5,8-6,3 km/s, Vs = 3,4-3,9 km/s tại 15 km. Trong khi đó, tỷ số vận tốc Vp/Vs biến động trong giới hạn từ 1,64 đến 1,74 và ít thay đổi theo độ sâu. - Động đất kích thích vùng đập Sơn La xảy ra tại nơi có giá trị tỷ số Vp/Vs = 1,67-1,69, trong phạm vi nguồn Mường La - Bắc Yên và một đoạn nguồn sông Đà, nơi liên thông với hồ chứa. - Ngày 20/8/2014 đã xảy ra trận động đất kích thích cấp độ mạnh 4,0 tại vùng đập Sơn La. Đây chưa phải là cấp độ mạnh lớn nhất vì theo dự báo thì nguy cơ động đất kích thích lớn nhất tại đây có thể đạt 5,0-5,1. Từ khóa: Bậc thang thủy điện sông Đà, đập thủy điện Sơn La, động đất kích thích, tỷ số vận tốc Vp/Vs, vận tốc sóng P (Vp), vận tốc sóng S (Vs). Chỉ số phân loại: Mở đầu Lưu vực sông Đà là nơi có biểu hiện hoạt động động đất mạnh nhất lãnh thổ Việt Nam [1]. Tính đến hết năm 2016 đã có 326 động đất cấp độ mạnh (M, magnitude) trên 3,0 ghi nhận được tại khu vực này, trong đó: Hai trận động đất cấp độ mạnh M = 6,7-6,8; 36 trận động đất trước năm 1976 có cập độ mạnh lớn hơn 4,0 (chủ yếu theo tài liệu lịch sử và điều tra trong nhân dân); 288 trận động đất xảy ra từ năm 1976 đến 2015 (M lớn hơn 3,0). Đáng chú ý là trận động đất tại Tuần Giáo năm 1983 có M = 6,7 [1-3]. Trong khi đó,

TỪ KHÓA LIÊN QUAN