tailieunhanh - Kết quả điều tra tính đa dạng của tài nguyên thực vật rừng tại vùng an toàn khu Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
Qua điều tra về tài nguyên thực vật tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi đã thu được một số kết quả như sau: Thành phần loài thực vật ở khu vực nghiên cứu khá phong phú, gồm có 636 loài thuộc 401 chi, 126 họ, 5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong đó, ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) có số họ, chi và loài phong phú nhất gồm 592 loài (chiếm 93,1% tổng số loài của hệ), 372 chi (chiếm 92,8% tổng số chi của hệ), 107 họ (chiếm 84,9% tổng số họ của hệ); Xác định được 30 họ thực vật có từ 6 loài trở lên. | Nguyễn Anh Hùng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 121 - 125 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TÍNH ĐA DẠNG CỦA TÀI NGUYÊN THỰC VẬT RỪNG TẠI VÙNG AN TOÀN KHU ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN Nguyễn Anh Hùng Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Qua điều tra về tài nguyên thực vật tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi đã thu được một số kết quả như sau: Thành phần loài thực vật ở khu vực nghiên cứu khá phong phú, gồm có 636 loài thuộc 401 chi, 126 họ, 5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong đó, ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) có số họ, chi và loài phong phú nhất gồm 592 loài (chiếm 93,1% tổng số loài của hệ), 372 chi (chiếm 92,8% tổng số chi của hệ), 107 họ (chiếm 84,9% tổng số họ của hệ); Xác định được 30 họ thực vật có từ 6 loài trở lên. Trong đó các họ có nhiều loài nhất là: họ Hòa thảo (Poaceae) có 56 loài (8,8%), tiếp đến là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) với 46 loài (7,2%), họ Đậu (Fabaceae) có 36 loài (5,7%), họ Cúc (Asteraceae) và họ Dâu tằm (Moraceae) mỗi họ có 23 loài (3,6%), họ Cà phê (Rubiaceae) có 20 loài (3,1%); Xác định được 16 chi thực vật có từ 4 loài trở lên. Trong đó, chi có nhiều loài nhất là chi Ficus gồm 15 loài (3,7%), chi Clerodendron có 7 loài (1,7%), các chi như: Chi Litsea, Bambusa, Garcinia, Croton và Smilax mỗi chi có 5 loài (1,2%). Từ khóa: Đa dạng, Định Hóa, hệ thực vật, tài nguyên, thành phần loài. MỞ ĐẦU* Rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với các quốc gia. Giá trị của rừng không chỉ là cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ nhiều chức năng sinh thái quan trọng, tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, hạn chế tác hại của lũ lụt, hạn hán, bảo vệ đất, tạo nên cảnh quan du lịch, là nơi nghiên cứu khoa học Qua điều tra ban đầu cho thấy, tài nguyên rừng tại vùng An Toàn Khu huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã và đang bị người dân khai thác quá mức. Để phục hồi rừng, hàng loạt các dự án trồng rừng như chương trình 661 và 327 đã được triển khai nhưng hiệu quả đem lại còn chưa cao, diện tích rừng tăng nhưng chất .
đang nạp các trang xem trước