tailieunhanh - Ảnh hưởng của việc bổ sung Sodiumbutyrate vào khẩu phần ăn tới trạng thái đường tiêu hóa, tình trạng tiêu chảy và hiệu quả chăn nuôi lợn con giống ngoại sau cai sữa
Tổng số 180 lợn con sau cai sữa ở 21 ngày tuổi có khối lượng bình quân 6,04 kg/con, lợn được chia làm 3 lô, mỗi lô 20 con với 3 lần nhắc lại đồng thời, trong đó có 1 lô làm đối chứng, được bổ sung kháng sinh colistin với liều 0,1%, lô thí nghiệm 1 bổ sung Na-Butyrate với liều 1% và lô thí nghiệm 2 bổ sung Na-Butyrate với liều 1,5%. Lợn thí nghiệm được nuôi trong 42 ngày để theo dõi các chỉ tiêu: độ dài nhung mao ruột non, trị số pH chất chứa đường tiêu hóa, khối lượng cơ thể qua các tuần, số lượng VSV hiếu khí trong chất chứa ruột non, hiệu quả thức ăn và hiệu quả kinh tế của thí nghiệm. | Hoàng Toàn Thắng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 45 - 51 ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG SODIUMBUTYRATE VÀO KHẨU PHẦN ĂN TỚI TRẠNG THÁI ĐƯỜNG TIÊU HÓA, TÌNH TRẠNG TIÊU CHẢY VÀ HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI LỢN CON GIỐNG NGOẠI SAU CAI SỮA Hoàng Toàn Thắng*, Trần Trang Nhung, Hoàng Trần Can Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Tổng số 180 lợn con sau cai sữa ở 21 ngày tuổi có khối lượng bình quân 6,04 kg/con, lợn được chia làm 3 lô, mỗi lô 20 con với 3 lần nhắc lại đồng thời, trong đó có 1 lô làm đối chứng, được bổ sung kháng sinh colistin với liều 0,1%, lô thí nghiệm 1 bổ sung Na-Butyrate với liều 1% và lô thí nghiệm 2 bổ sung Na-Butyrate với liều 1,5%. Lợn thí nghiệm được nuôi trong 42 ngày để theo dõi các chỉ tiêu: độ dài nhung mao ruột non, trị số pH chất chứa đường tiêu hóa, khối lượng cơ thể qua các tuần, số lượng VSV hiếu khí trong chất chứa ruột non, hiệu quả thức ăn và hiệu quả kinh tế của thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho biết: Sử dụng Na butyrate bổ sung vào khẩu phần có giá trị thay thế kháng sinh colistin, cụ thể như sau: Lợn con có trạng thái đường tiêu hóa tốt, thể hiện ở độ dài nhung mao ruột non lợn thí nghiệm cao hơn đối chứng với mức sai khác thống kê 99,99% (P≤ 0,001). Na-butyrate đã làm giảm pH trong dạ dày và ruột non của lợn, gây ra ức chế sự phát triển các vi khuẩn bất lợi, làm giảm số lượng và Salmonella trong đường tiêu hóa, vì thế làm giảm mức độ tiêu chảy của lợn, ổn định được sự sinh trưởng giữa các lô lợn và giảm mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng. Từ khóa: Kháng sinh, Colistin, Chất thay thế kháng sinh, Sodiumbutyrate, Nhung mao ruột ĐẶT VẤN ĐỀ* Kháng sinh được nhà bác học Flemming phát hiện ra năm 1928. Kể từ đó tới nay, kháng sinh đã góp phần to lớn kiểm soát các bệnh vi khuẩn. Bên cạnh đó, người ta cũng phát hiện khi dùng kháng sinh với liều nhỏ lại có tác dụng kích thích sinh trưởng, làm tăng khối lượng cơ thể/ngày từ 4-15%, làm tăng lượng thu nhận thức ăn và hệ số chuyển hoá thức ăn 2-6% (Morz, 2003) [7]. .
đang nạp các trang xem trước