tailieunhanh - Một số đặc điểm hình thái của các quần thể nhông cát leiolepis reevesii reevesii (gray, 1831) ở miền trung Việt Nam

Nội dung bài viết trình bày một số đặc điểm hình thái của các quần thể nhông cát leiolepis reevesii reevesii (gray, 1831) ở miền trung Việt Nam. Mời các bạn tham khảo! | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CÁC QUẦN THỂ NHÔNG CÁT LEIOLEPIS REEVESII REEVESII (Gray, 1831) Ở MIỀN TRUNG VIỆT NAM NGÔ ĐẮC CHỨNG, TRẦN QUỐC DUNG, NGUYỄN THỊ XUÂN GIANG Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Nhông cát Leiolepis reevesii reevesii (Gray, 1831) là loài Th ằn lằn thuộc họ Nhông (Agamidae), phân bộ Thằn lằn (Lacertilia), bộ Có vảy (Squamata), lớp Bò sát (Reptilia). Ở Việt Nam, Nhông cát thường bắt gặp ở những dải cát ven biển. Thịt Nhông cát vừa ngon lại vừa bổ. Đối với người bị ốm đau, già yếu có thể dùng thịt Nhông cát để nâng cao thể lực. Đối với người bị tê liệt, đau nhức xương khớp hoặc cơ bắp, đau lưng hoặc yếu sinh lý có thể dùng rượu ngâm Nhông cát để uống. Ngoài ra, Nhông cát còn được dùng kết hợp với lá Mãng cầu để chữa bệnh đau đầu, ngâm với Lá lốt để chữa bệnh bại liệt, ngâm với lá Tía tô để chữa hen suyễn Chính vì thế mà Nhông cát bị săn bắt dữ dội và ngày càng giảm dần về số lượng trong tự nhiên. Mặt khác khi phân tích thành phần thức ăn tự nhiên của Nhông cát thấy có nhiều loài động vậ t, thực vật khác nhau, trong đó có nhiều côn trùng có hại như Cào cào, Châu chấu, Bọ xít, Bướm, Ruồi. Do đó có thể nói về mặt sinh thái, Nhông cát có một vai trò nhất định trong việc cân bằng hệ sinh thái vùng cát ven biển . Ở Việt Nam và trên thế giới, đã có một số công trình nghiên cứu về Nhông cát: Trần Quốc Dung, Ngô Đắc Chứng, 2011, 2009, 2008; Malysheva, 2006; Arangyavalai, 2004; Kritetpetcharal, 1999; Hall, 1970). Trong bài báo này, chúng tôi phân tích so sánh m ột số đặc điểm hình thái c ủa các quần thể Nhông cát L. reevesii reevesii (Gray, 1831) ở miền Trung Việt Nam. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU Nhông cát L. reevesii reevesii được thu thập từ một số địa điểm ở miền Trung Việt Nam: Hậu Lộc, Thanh Hóa; Nghi Xuân, Nghệ An; Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh; Hải Lăng, Quảng Trị và Phú Vang, Thừa Thiên - Huế. Mẫu vật được thu thập bằng bẫy ống hoặc đào hang. Các đặc điểm hình thái của Nhông

TỪ KHÓA LIÊN QUAN