tailieunhanh - Bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018

Nhằm giúp các bạn học sinh lớp 12 có thêm tài liệu tham khả cũng như có cơ hội thử sức với các dạng đề thi trước khi bước vào kì thi chính thức, mời các em cùng tham khảo Bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 dưới đây, hi vọng tài liệu sẽ hữu ích giúp các em ôn tập và hệ thống kiến thức, làm quen với cấu trúc đề thi và tự đánh giá được lực học của bản thân, từ đó đề ra phương hướng học tập phù hợp giúp các em tiến bộ hơn trong môn học này. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao. | BỘ ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN LỊCH SỬ LỚP 12 NĂM 2017-2018 1. Đề thi học kỳ 1 môn Lịch sử 12 năm 2017-2018 - Trường THCS&THPT Võ Nguyên Giáp 2. Đề thi học kỳ 1 môn Lịch sử 12 năm 2017-2018 - Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong 3. Đề thi học kỳ 1 môn Lịch sử 12 năm 2017-2018 - Trường THPT Đoàn Thượng 4. Đề thi học kỳ 1 môn Lịch sử 12 năm 2017-2018 - Trường THPT Lang Chánh 5. Đề thi học kỳ 1 môn Lịch sử 12 năm 2017-2018 - Trường THPT Ngô Lê Tân 6. Đề thi học kỳ 1 môn Lịch sử 12 năm 2017-2018 - Trường THPT Nguyễn Trãi 7. Đề thi học kỳ 1 môn Lịch sử 12 năm 2017-2018 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển 8. Đề thi học kỳ 1 môn Lịch sử 12 năm 2017-2018 - Trường THPT Yên Lạc 2 SỞ GD&ĐT PHÚ YÊN ĐỀ THI HỌC KÌ I KHỐI 12 TRƯỜNG THCS & THPT VÕ NGUYÊN GIÁP Năm học : 2017 – 2018 TỔ ĐỊA – SỬ - GDCD Môn : Lịch sử HỌ VÀ TÊN: .LỚP: ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN ĐỀ 1 Câu 1. Nội dung nào sau đây không phải là quyết định của hội nghị IANTA? A. Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân Phát xít. B. Thiết lập tổ chức Liên Hợp Quốc nhằm duy trì an ninh, hòa bình thế giới. C. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật. D. Thành lập tòa án quốc tế để xét xử tội phạm chiến tranh. Câu 2. Việt Nam đã vận dụng nguyên tắc nào sau đây của Liên Hợp Quốc để giải quyết vấn đề biển Đông? A. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước. B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. C. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn. D. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết giữa các dân tộc. Câu 3. Từ bài học sụp đổ chế độ chủ nghĩa xã hội của Liên Xô và các nước Đông Âu, cần rút ra bài học gì trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? A. Thực hiện chính sách đóng cửa nhằm hạn chế ảnh hưởng của bên ngoài. B. Xây dựng nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa để phát triển kinh tế. C. Cải tổ kinh tế - xã hội trước, sau đó cải tổ, đổi mới chính trị sau. D. Duy trì sự lãnh đạo của Đảng .