tailieunhanh - Nghiên cứu carbon hữu cơ tích lũy trong đất dưới tán rừng phục hồi sau khai thác kiệt (IIb) tại tỉnh Thái Nguyên

Để đánh giá được giá trị của rừng phục hồi sau khai thác kiệt, việc xác định khả năng tích lũy carbon trong đất là cần thiết. Bằng phương pháp lập ô tiêu chuẩn ngẫu nhiên tạm thời với diện tích 2500 m2 , dùng ống dung trọng lấy mẫu đất trên 5 vị trí trên ô tiêu chuẩn. Mỗi vị trí dùng ống dung trọng dài 10 cm, đường kính 10 cm đóng vuông góc mặt đất và lấy ở 3 tầng đất: 0-10 cm; 10-20 cm và 20-30 cm. Qua nghiên cứu cho thấy đất rừng là một trong những bể chứa C lớn của lục địa nói chung và rừng nói riêng. | Nguyễn Thanh Tiến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 41 - 45 NGHIÊN CỨU CARBON HỮU CƠ TÍCH LŨY TRONG ĐẤT DƯỚI TÁN RỪNG PHỤC HỒI SAU KHAI THÁC KIỆT (IIb) TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN Nguyễn Thanh Tiến*, Nguyễn Văn Thuận Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Để đánh giá được giá trị của rừng phục hồi sau khai thác kiệt, việc xác định khả năng tích lũy carbon trong đất là cần thiết. Bằng phương pháp lập ô tiêu chuẩn ngẫu nhiên tạm thời với diện tích 2500 m2, dùng ống dung trọng lấy mẫu đất trên 5 vị trí trên ô tiêu chuẩn. Mỗi vị trí dùng ống dung trọng dài 10 cm, đường kính 10 cm đóng vuông góc mặt đất và lấy ở 3 tầng đất: 0-10 cm; 10-20 cm và 20-30 cm. Qua nghiên cứu cho thấy đất rừng là một trong những bể chứa C lớn của lục địa nói chung và rừng nói riêng. Kết quả về lượng C tích lũy ở trong đất như sau: lượng C tích lũy tại các lớp đất và tổng lượng tích lũy C quy theo hecta cao nhất tại huyện Võ Nhai, tiếp theo là các huyện Đại Từ và Định Hóa. Biên độ dao động về lượng tích lũy là khá lớn. Xét theo tổng các tầng là 9,458 tấn/ha ; tầng 1 là 3,637 tấn/ha, tầng 2 là 3,664 tấn /ha và tầng 3 là 1,909 tấn/ha. Từ khóa: Carbon, hữu cơ, đất, phục hồi, Thái Nguyên ĐẶT VẤN ĐỀ * Ngày nay rừng không chỉ có vai trò cung cấp nguyên liệu gỗ, củi và lâm sản ngoài gỗ mà là nơi có khả năng hấp thụ khí CO2 lớn nhất. Hàng năm có khoảng 100 tỉ tấn CO2 được cố định bởi quá trình quang hợp do cây xanh thực hiện [4]. Lượng khí này đã góp phần không nhỏ trong điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường sống của Trái đất. Nói cách khác, giá trị môi trường do rừng đem lại là không nhỏ. Dẫn theo số liệu công bố của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [1]; năm 2008, Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên rừng khá phong phú với diện tích là 12,6 triệu ha và tỉ lệ che phủ đạt 38,7%. Nguồn tài nguyên này nếu được nghiên cứu và tính toán giá trị môi trường thông qua việc lưu trữ CO2 sẽ nâng cao đáng kể giá trị đóng góp cho nền kinh tế quốc dân và phù hợp với chiến lược phát triển .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN