tailieunhanh - Tóm tắt Luận án: Nghiên cứu chiết tách một số hoạt chất trong củ tam thất trồng ở Sapa, Việt Nam và khả năng ứng dụng trong công nghệ thực phẩm

Mục tiêu nghiên cứu của luận án là nghiên cứu, xác định các loài tam thất trồng ở Sapa, Việt Nam; nghiên cứu thu nhận cao chiết từ tam thất, thành phần dinh dưỡng; đồng thời đánh giá các hoạt chất có hoạt tính sinh học của cao chiết từ tam thất trồng ở Sapa, Lào Cai và đánh giá khả năng ứng dụng củ tam thất trong một số sản phẩm công nghệ thực phẩm. | MỞ ĐẦU Ở nước ta, tam thất được trồng và mọc tự nhiên ở: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Kon Tum, Quảng Nam Tuy nhiên việc khai thác và sử dụng tam thất trong nước còn hạn chế vì chưa có nhiều nghiên cứu khoa học so sánh về thành phần hoá học các hoạt chất và tác dụng sinh học của chúng với loài tam thất khác, đặc biệt là loài tam thất trồng của Trung quốc. Tam thất Việt Nam chủ yếu được khai thác để xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc làm thuốc chữa bệnh. Nước ta chủ yếu nhập khẩu Tam thất trồng ở Trung Quốc (tên khoa học Panax notoginseng) về làm thuốc chữa bệnh, pha chế mỹ phẩm và làm thực phẩm bổ dưỡng cơ thể. Cho tới ngày nay, việc khai thác hoạt chất saponin và polyacetylen trong củ tam thất đã và đang được nghiên cứu theo các phương pháp chiết tách khác nhau, phương pháp nghiên cứu chiết tách với sự hỗ trợ của thiết bị siêu âm cho lượng chất tổng số lớn với đầy đủ các hoạt chất. Phương pháp sắc ký hiện đại tinh sạch được các chất có độ tinh sạch cao, từ đó nghiên cứu được những hoạt tính sinh học của chúng, mở ra khả năng ứng dụng công nghệ để sản xuất sản phẩm tốt hơn, với chất lượng cao hơn. Xuất phát từ thực tế và sự cấp thiết trên, đề tài: “Nghiên cứu chiết tách một số hoạt chất trong củ tam thất trồng ở Sapa, Việt Nam và khả năng ứng dụng trong công nghệ thực phẩm” đã được lựa chọn để nghiên cứu với mục tiêu và nội dung sau: * Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu, xác định các loài tam thất trồng ở Sapa, Việt Nam. - Nghiên cứu thu nhận cao chiết từ tam thất, thành phần dinh dưỡng, đồng thời đánh giá các hoạt chất có hoạt tính sinh học của cao chiết từ tam thất trồng ở Sapa, Lào Cai. - Đánh giá khả năng ứng dụng củ tam thất trong một số sản phẩm công nghệ thực phẩm. * Nội dung nghiên cứu - Xác định tên khoa học ba loài tam thất trồng tại Sapa, Lào Cai, Việt Nam là: Panax stipuleanatus, Panax bipinnatifidus, Panax notoginseng. - Nghiên cứu thành phần hoá học của ba loại củ tam thất trồng ở Sapa, Lào Cai, Việt Nam: protein, lipid, carbohydrate, amino axit, axit

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.