tailieunhanh - Tổng hợp vật liệu khung hữu cơ kim loại Zr-AzBDC và khảo sát hoạt tính xúc tác điện hoá cho phản ứng khử CO2 trong dung dịch nước
Cấu trúc và tính chất quang của vật liệu Zr-AzBDC được khảo sát bằng phương pháp nhiễu xạ tia X và UV-Vis. Độ xốp của Zr-AzBDC được khảo sát và phân tích bằng phương pháp đo hấp phụ khí N2 ở 77K. Hoạt tính xúc tác điện hoá của vật liệu được khảo sát bằng phương pháp quét thế vòng tuần hoàn trong dung dịch K2 CO3 0,5M (pH 11,5). Kết quả nhận được cho thấy vật liệu Zr-AzBDC có hoạt tính xúc tác tốt đối với phản ứng khử CO2 . | Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ Tổng hợp vật liệu khung hữu cơ kim loại Zr-AzBDC và khảo sát hoạt tính xúc tác điện hoá cho phản ứng khử CO2 trong dung dịch nước Lê Viết Hải1*, Nguyễn Thị Trúc Quyên1, Cổ Thanh Thiện1, Trần Văn Mẫn1,2 Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh Phòng thí nghiệm Hoá lý ứng dụng (APC-Lab), Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh 1 2 Ngày nhận bài 2/4/2018; ngày chuyển phản biện 6/4/2018; ngày nhận phản biện 4/5/2018; ngày chấp nhận đăng 10/5/2018 Tóm tắt: Vật liệu khung hữu cơ kim loại Zr-AzBDC được tổng hợp từ muối kim loại Zr(IV) và cầu nối hữu cơ là acid azobenzene-4,4’-dicarboxylic (AzBDC) bằng phương pháp nhiệt - dung môi. Cấu trúc và tính chất quang của vật liệu Zr-AzBDC được khảo sát bằng phương pháp nhiễu xạ tia X và UV-Vis. Độ xốp của Zr-AzBDC được khảo sát và phân tích bằng phương pháp đo hấp phụ khí N2 ở 77K. Hoạt tính xúc tác điện hoá của vật liệu được khảo sát bằng phương pháp quét thế vòng tuần hoàn trong dung dịch K2CO3 0,5M (pH 11,5). Kết quả nhận được cho thấy vật liệu Zr-AzBDC có hoạt tính xúc tác tốt đối với phản ứng khử CO2. Từ khóa: khử CO2, vật liệu khung hữu cơ kim loại, vật liệu xốp, xúc tác điện hoá. Chỉ số phân loại: Đặt vấn đề phức tạp [4, 6]. Carbon dioxide (CO2) là thủ phạm chính gây biến đổi khí hậu với tổng lượng phát thải toàn cầu năm 2014 là 36,2 tỷ tấn [1] Ngày nay, cùng với các nỗ lực cắt giảm phát thải khí CO2 thông qua thoả thuận và cam kết của các chính phủ (cắt giảm 50% vào năm 2050 và 100% vào năm 2100 theo Hội nghị COP22, Paris - Pháp năm 2015) [2], việc phát triển các vật liệu có khả năng bắt giữ, cố định và/hoặc chuyển hoá khí CO2 thành nguyên - nhiên liệu có ích là giải pháp hàng đầu thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các .
đang nạp các trang xem trước