tailieunhanh - Nghiên cứu khả năng ức chế 5 dòng tế bào ung thư ở người của cao dịch chiết rễ chùm ngây trong điều kiện in vitro

Nghiên cứu này được tiến hành với mục đích đánh giá hiệu quả tách thu cao dịch chiết rễ chùm ngây của 7 loại dung môi khác nhau, đồng thời đánh giá hiệu quả ức chế 5 dòng tế bào ung thư ở người (ung thư vú - MCF7, gan - HepG2, phổi - SK-LU-1, máu - Jurkat và da - SK-Mel-2) của cao dịch chiết rễ chùm ngây trong điều kiện in vitro. | Khoa học Y - Dược Nghiên cứu khả năng ức chế 5 dòng tế bào ung thư ở người của cao dịch chiết rễ chùm ngây trong điều kiện in vitro Lương Hiền Minh1, Huỳnh Thanh Trang1, Nguyễn Đức Bách2, Phí Thị Cẩm Miện2* Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội Khoa Công nghệ sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam 1 2 Ngày nhận bài 28/5/2018; ngày chuyển phản biện 31/5/2018; ngày nhận phản biện 27/6/2018; ngày chấp nhận đăng 2/7/2018 Tóm tắt: Nghiên cứu này được tiến hành với mục đích đánh giá hiệu quả tách thu cao dịch chiết rễ chùm ngây của 7 loại dung môi khác nhau, đồng thời đánh giá hiệu quả ức chế 5 dòng tế bào ung thư ở người (ung thư vú - MCF7, gan - HepG2, phổi - SK-LU-1, máu - Jurkat và da - SK-Mel-2) của cao dịch chiết rễ chùm ngây trong điều kiện in vitro. Kết quả cho thấy, hiệu quả tách chiết của 7 loại dung môi là khác nhau, trong đó sử dụng dung môi ethanol 96% cho hiệu quả tách chiết cao nhất (đạt 19,66%). Ngoài ra, cao dịch chiết rễ chùm ngây được tách chiết bằng dung môi ethanol 96% cũng cho hiệu quả ức chế 5 dòng tế bào ung thư ở người cao hơn hẳn so với cao dịch chiết rễ chùm ngây được tách chiết bằng nước cất. Ở nồng độ 500 µg/ml, cao dịch chiết rễ chùm ngây được tách chiết bằng dung môi ethanol 96% có khả năng ức chế và diệt được 96,38% tế bào ung thư máu, 86,39% tế bào ung thư vú, 74,28% tế bào ung thư da, 73,89% tế bào ung thư phổi và 66,22% tế bào ung thư gan. Từ khoá: Dịch chiết rễ chùm ngây, dung môi, HepG2, Jurkat, MCF7, SK-LU-1, SK-Mel-2. Chỉ số phân loại: Đặt vấn đề Ngày nay, bệnh ung thư đã trở thành một vấn đề nhức nhối của toàn xã hội khi tỷ lệ người mắc bệnh ngày một gia tăng. Theo Tổ chức Y tế thế giới - WHO, tới năm 2020, số ca mắc ung thư trên toàn cầu có thể tăng lên đến 15 triệu ca mới mỗi năm. Tỷ lệ chết do ung thư có thể chiếm 25% tổng số ca tử vong [1]. Theo số liệu công bố tại Hội thảo quốc gia phòng chống ung thư, năm 2010 Việt Nam có ca mắc mới. Chùm ngây (Moringa oleifera) là một loại cây được trồng khá phổ biến và có giá trị

TỪ KHÓA LIÊN QUAN