tailieunhanh - Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng công việc của những người đã từng học tập hoặc làm việc ở nước ngoài – trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Nghiên cứu này xem xét sự tác động của các yếu tố đến sự hài lòng trong công việc của những người đã từng du học hoặc làm việc ở nước ngoài và hiện đang làm việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở khảo sát 187 đối tượng điều tra dựa vào phương pháp chọn mẫu quả bóng tuyết (snowball sampling). | Tạp chí Khoa học – Đại học Huế ISSN 2588–2105 Tập 126, Số 5A, 2017, Tr. 229–237 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐÃ TỪNG HỌC TẬP HOẶC LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI – TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Tống Viết Bảo Hoàng*, Hoàng Trọng Hùng Trường Đại học Kinh tế – Đại học Huế, 99 Hồ Đắc Di, Huế, Thừa Thiên Huế, Việt Nam Tóm tắt: Nghiên cứu này xem xét sự tác động của các yếu tố đến sự hài lòng trong công việc của những người đã từng du học hoặc làm việc ở nước ngoài và hiện đang làm việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở khảo sát 187 đối tượng điều tra dựa vào phương pháp chọn mẫu quả bóng tuyết (snowball sampling). Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố liên quan sự gắn kết với công việc, sự tái thích nghi với công việc là nguyên nhân trực tiếp, các yếu tố thuộc về tổ chức như chính sách nhân sự hướng đến việc sử dụng, phát huy kiến thức, kỹ năng nhân viên và môi trường làm việc là những nguyên nhân gián tiếp ảnh hưởng đến sự hài lòng với công việc của họ thông qua sự gắn kết với công việc và sự tái thích nghi với công việc. Từ khóa: sự hài lòng với công việc, sự gắn kết với công việc, sự tái thích nghi với công việc 1 Đặt vấn đề Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã giúp Việt Nam đạt mức tăng trưởng kinh tế cao và thu hút nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong khi đó, hệ thống giáo dục của Việt Nam đã không theo kịp để cung cấp nguồn nhân lực cao đáp ứng nhu cầu lao động của tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Điều này thúc đẩy nhiều sinh viên Việt Nam đi du học với hy vọng có những kiến thức và kỹ năng mới, hiện đại từ các nước phát triển. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổng số sinh viên Việt Nam du học ở nước ngoài là trong năm 2013. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay là các cơ quan, doanh nghiệp ở trong nước đang lãng phí chất xám, không tận dụng tốt nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng tiên tiến, hiện đại sau khi tốt nghiệp trở về nước. Nhiều người sau khi trở về không hài lòng với công .
đang nạp các trang xem trước