tailieunhanh - Quy trình kỹ thuật thâm canh và ghép cải tạo vườn điều

Tài liệu có kết cấu nội dung gồm 2 bài: Quy trình kỹ thuật thâm canh vườn điều, kỹ thuật ghép cải tạo vườn điều. Bài 1 lần lượt cung cấp kiến thức về: Yêu cầu sinh thái (nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa.), kỹ thuật trồng và chăm sóc; bài 2 chia sẻ: Điều kiện áp dụng ghép cải tạo, nội dung quy trình ghép cải tạo, kỹ thuật ghép cải tạo. Mời các bạn tham khảo tài liệu để biết thêm chi tiết về quy trình thâm canh và ghép cải tạo vườn điều. | VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP MIỀN NAM TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY ĐIỀU QUY TRINH KỸ THUẬT THÂM CANH VÀ GHÉP CẢI TẠO VƯỜN ĐIỀU Bình Dương tháng 8/2015 1 BÀI 1: QUY TRÌNH KỸ THUẬT THÂM CANH VƯỜN ĐIỀU 1. Yêu cầu sinh thái Cây điều có thể trồng bằng hạt hay bằng cây ghép. Với những thành tựu của nghiên cứu chọn tạo giống và quy trình canh tác cây điều gần đây, cây điều ghép ngày càng được trồng phổ biến do sinh trưởng khỏe, đồng đều, ra hoa sớm và cho năng suất cao ổn định, chất lượng tốt. Tài liệu này áp dụng chủ yếu cho cây điều cho cây điều ghép. Hình 1. Những bộ phận chính của cây điều 2 Cây điều là sự kết hợp giữa 2 phần khác nhau bằng phương pháp ghép. Phần tán và thân trên mặt đất phát triển từ chồi ghép được lấy từ những cây đã được chọn lọc cho năng suất cao và chất lượng hạt tốt. Phần gốc bộ rễ phát triển từ gốc ghép mọc từ hạt. Do các giống điều được chọn từ từ những cây điều sinh trưởng mạnh nên thường có sự phát triển không cân đối giữa thân tán và gốc rễ làm cho cây bị đỗ ngã nhiều hơn so với cây trồng bằng hạt. Do đó việc tỉa cành tạo tán trong thời kỳ kiến thiết cơ bản là biện pháp kỹ thuật rất cơ bản để hạn chế đổ ngã khi trồng điều ghép. Cây điều phân bố từ vĩ độ 250 Bắc đến 250 Nam nhưng vùng sản xuất chủ yếu từ vĩ độ 150 Bắc đến 150 Nam. Độ cao so với mặt nước biển của vùng đất trồng phụ thuộc vào vĩ độ, địa hình và tiểu khí hậu mỗi vùng. Độ cao thích hợp nhất là dưới 600m so với mặt nước biển. Độ dài ngày và thời gian chiếu sáng không ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển cây điều. Ở nước ta, cây điều được trồng từ Đà Năng trở vào các tỉnh phía Nam, có thể chia ra ba vùng trồng điều chính với điều kiện sinh thái và sản xuất tương đối khác nhau: Vùng Ðông Nam Bộ được coi có điều kiện sinh thái và sản xuất ổn định và phù hợp nhất với cây điều. Vùng Tây Nguyên thường có nhiệt độ thấp vào thời kỳ cây điều ra hoa đậu quả, hay bị hạn hán. Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ thường có mưa rét vào thời kỳ ra hoa đậu quả, hạn hán bất

TỪ KHÓA LIÊN QUAN