tailieunhanh - Bài giảng Tin học đại cương: Chương 7 - ĐH Bách Khoa

Sau khi học xong bài giảng Tin học đại cương: Chương 7 "Biểu thức VB" này người học có thể hiểu về: Tổng quát về biểu thức VB, các toán tử, qui trình tính biểu thức, quyền ưu tiên của các toán tử. ! | MÔN TIN HỌC Chương 7 BIỂU THỨC VB Tổng quát về biểu thức VB Các toán tử Qui trình tính biểu thức Quyền ưu tiên của các toán tử Khoa Công nghệ Thông tin Trường ĐH Bách Khoa Môn: Tin học Chương 7: Biểu thức VB Slide 174 Tổng quát về biểu thức VB Ta đã biết trong toán học công thức là phương tiện miêu tả 1 qui trình tính toán nào đó trên các số. Trong VB (hay ngôn ngữ lập trình khác), ta dùng biểu thức để miêu tả qui trình tính toán nào đó trên các dữ liệu ⇒ biểu thức cũng giống như công thức toán học, tuy nó tổng quát hơn (xử lý trên nhiều loại dữ liệu khác nhau) và phải tuân theo qui tắc cấu tạo khắt khe hơn công thức toán học. Để hiểu được biểu thức, ta cần hiểu được các thành phần của nó: Các toán hạng: các biến, hằng dữ liệu,. Các toán tử tham gia biểu thức: +,-,*,/,. Qui tắc kết hợp toán tử và toán hạng để tạo biểu thức. Qui trình mà máy dùng để tính trị của biểu thức. Kiểu của biểu thức là kiểu của kết quả tính toán biểu thức. Khoa Công nghệ Thông tin Trường ĐH Bách Khoa Môn: Tin học Chương 7: Biểu thức VB Slide 175 Các biểu thức cơ bản Biểu thức cơ bản là phần tử nhỏ nhất cấu thành biểu thức bất kỳ. Một trong các phần tử sau được gọi là biểu thức cơ bản: Biến, Hằng gợi nhớ, Giá trị dữ liệu cụ thể thuộc kiểu nào đó (nguyên, thực,) Lời gọi hàm, 1 biểu thức được đóng trong 2 dấu (). Qui trình tạo biểu thức là qui trình đệ qui: ta kết hợp từng toán tử với các toán hạng của nó, trong đó toán hạng hoặc là biểu thức cơ bản hoặc là biểu thức sẵn có (đã được xây dựng trước đó và nên đóng trong 2 dấu () để biến nó trở thành biểu thức cơ bản). Khoa Công nghệ Thông tin Trường ĐH Bách Khoa Môn: Tin học Chương 7: Biểu thức VB Slide 176 Các toán tử Dựa theo số toán hạng tham gia, có 2 loại toán tử thường dùng nhất: Toán tử 1 ngôi: chỉ cần 1 toán hạng. Ví dụ toán tử '-' để tính phần âm của 1 đại lượng. Toán tử 2 ngôi: cần dùng 2 toán hạng. Ví dụ toán tử '*' để tính tích của 2 đại lượng. VB thường dùng các ký tự .