tailieunhanh - Bài giảng Tin học đại cương: Chương 2 - ĐH Bách Khoa

Bài giảng Tin học đại cương: Chương 2 cung cấp cho người học các kiến thức: Cơ bản về việc lưu trữ và xử lý tin trong máy tính, cơ bản về hệ thống số, các phương pháp chuyển miêu tả số, biểu diễn dữ liệu trong máy tính, hệ thống file, quản lý hệ thống file. | MÔN TIN HỌC Chương 2 THỂ HIỆN DỮ LIỆU TRONG MÁY TÍNH SỐ Cơ bản về việc lưu trữ và xử lý tin trong máy tính Cơ bản về hệ thống số Các phương pháp chuyển miêu tả số Biểu diễn dữ liệu trong máy tính Hệ thống file Quản lý hệ thống file Khoa Công nghệ Thông tin Trường ĐH Bách Khoa Môn: Tin học Chương 2: Thể hiện dữ liệu trong máy tính số Slide 21 Cơ bản về việc lưu trữ và xử lý tin trong máy tính Phần tử nhớ nhỏ nhất của máy tính số chỉ có thể chứa 2 giá trị: 0 và 1 (ta gọi là bit). Ta kết hợp nhiều phần tử nhớ để có thể miêu tả đại lượng lớn hơn. Thí dụ ta dùng 8 bit để miêu tả 28 = 256 giá trị khác nhau. Dãy 8 bit nhớ được gọi là byte, đây là 1 ô nhớ trong bộ nhớ của máy tính. Bộ nhớ trong của máy tính được dùng để chứa dữ liệu và code của chương trình đang thực thi. Nó là 1 dãy đồng nhất các ô nhớ 8 bit, mỗi ô nhớ được truy xuất độc lập thông qua địa chỉ của nó (tên nhận dạng). Thường ta dùng chỉ số từ 0 - n để miêu tả địa chỉ của từng ô nhớ. Mặc dù ngoài đời ta đã quen dùng hệ thống số thập phân, nhưng về phần cứng bên trong máy tính, máy chỉ có thể chứa và xử lý trực tiếp dữ liệu ở dạng nhị phân. Do đó trong chương này, ta sẽ giới thiệu các khái niệm nền tảng về hệ thống số và cách miêu tả dữ liệu trong máy tính. Khoa Công nghệ Thông tin Trường ĐH Bách Khoa Môn: Tin học Chương 2: Thể hiện dữ liệu trong máy tính số Slide 22 Cơ bản về hệ thống số Hệ thống số (number system) là công cụ để biểu thị đại lượng. Một hệ thống số gồm 3 thành phần chính: 1. cơ số: số lượng ký số (ký hiệu để nhận dạng các số cơ bản). 2. qui luật kết hợp các ký số để miêu tả 1 đại lượng nào đó. 3. các phép tính cơ bản trên các số. Trong 3 thành phần trên, chỉ có thành phần 1 là khác nhau giữa các hệ thống số, còn 2 thành phần 2 và 3 thì giống nhau giữa các hệ thống số. Thí dụ: - hệ thống số thập phân (hệ thập phân) dùng 10 ký số: 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9. - hệ nhị phân dùng 2 ký số: 0,1. - hệ bát phân dùng 8 ký số: 0,1,2,3,4,5,6,7. - hệ thập lục