tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật hóa học: Nghiên cứu chế tạo xenlulo và một số sản phẩm có giá trị từ rơm rạ và thân ngô

Mục tiêu của luận án: Góp phần bổ sung cơ sở khoa học và công nghệ chế tạo xenlulo và các sản phẩm hữu ích từ rơm rạ và thân ngô, làm cơ sở xây dựng và phát triển công nghệ chế biến tích hợp toàn bộ sinh khối của các dạng phế phụ phẩm nông nghiệp tiềm năng của Việt Nam. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI THÁI ĐÌNH CƯỜNG NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO XENLULO VÀ MỘT SỐ SẢN PHẨM CÓ GIÁ TRỊ TỪ RƠM RẠ VÀ THÂN NGÔ Chuyên ngành: Vật liệu cao phân tử và tổ hợp Mã số: 62440125 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT HÓA HỌC Hà Nội – 2017 1 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. . Lê Quang Diễn 2. . Doãn Thái Hòa 3. Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Trường họp tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Vào hồi giờ, ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1. Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường ĐHBK Hà Nội 2. Thư viện Quốc gia Việt Nam 2 A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN Sinh khối lignoxenlulo, bao gồm gỗ hay các loại thực vật phi gỗ chứa xơ sợi, trong đó tiềm năng là phế phụ phẩm cây nông nghiệp, là nguồn nguyên liệu tái sinh, đa dạng và có tính chất phù hợp làm nguyên liệu sản xuất nhiều sản phẩm có giá trị, những hóa chất, vật liệu thiết yếu cho con người trong tương lai thay thế nguồn nguyên liệu hóa thạch. Sản xuất vật liệu và hóa chất “xanh” từ nguồn nguyên liệu lignoxenlulo, là một trong những hướng nghiên cứu và phát triển công nghệ trọng tâm trên thế giới. Nước ta là nước nông nghiệp, các loại cây nông nghiệp rất đa dạng. Hàng năm sau thu hoạch tạo thành một lượng phế phụ phẩm chứa xenlulo vô cùng lớn, như rơm rạ, thân ngô, bã mía, ước đạt hàng chục triệu tấn, có thể thu gom và tận dụng. Mặc dù vậy, hiện nay các dạng nguyên liệu này vẫn chưa được sử dụng hiệu quả, do chất lượng không đồng đều, vấn đề thu gom, tồn trữ gặp khó khăn và cơ bản nhất là chưa có công nghệ chế biến phù hợp đáp ứng hiệu quả kinh tế và môi trường nhất định. Trên thực tế, cũng như ở nhiều quốc gia khác, chỉ một phần nhỏ các dạng phế phụ phẩm này được tận dụng là chất đốt sinh hoạt, phân bón hữu cơ, còn lại bị vứt bỏ và phương thức xử lý chủ yếu là đốt, gây lãng phí và không ít vấn đề về bảo vệ môi trường .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.