tailieunhanh - Danh lục các loài thuộc họ cánh úp lớn (perlidae: plecotera: insecta) ở Việt Nam
Bài báo này nhằm mục đích cung cấp danh lục đầy đủ các loài Cánh úp lớn đã xác định được ở Việt Nam và bổ sung những loài mới được mô tả trong thời gian gần đây. Mời các bạn tham khảo! | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 DANH LỤC CÁC LOÀI THUỘC HỌ CÁNH ÚP LỚN (PERLIDAE: PLECOTERA: INSECTA) Ở VIỆT NAM CAO THỊ KIM THU Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Côn trùng nước họ Cánh úp lớn (Perlidae) là một trong số họ tương đối lớn nằm trong bộ Cánh úp (Plecoptera), lớp Côn trùng (Insecta) với khoảng 750 loài thuộc 50 giống trong 3 phân họ trên thế giới. Chúng đặc trưng bởi kích thước cơ thể từ trung bình đ ến rất lớn (7-30 mm), phân bố chủ yếu ở các sông suối nước chảy vùng núi, nên được gọi là Cánh úp lớn. Nghiên cứu phân loại học của họ này ở nước ta chủ yếu mới do người nước ngoài thực hiện, đồng thời có khá nhiều công bố với các danh pháp khác nhau và nhiều loài mới được mô tả. Do vậy, thành phần các loài thuộc họ Cánh úp lớn hiện vẫn còn nhiều vấn đề cần được thảo luận thêm. Bài báo này nhằm mục đích cung cấp danh lục đầy đủ các loài Cánh úp lớn đã xác đ ịnh được ở Việt Nam và bổ sung những loài mới được mô tả trong thời gian gần đây. I. PHƯƠNG PHÁP VÀ VẬT LIỆU Danh lục các loài thuộc họ Cánh úp lớn (Perlidae) được xây dựng dựa vào mô tả từ các công trình khoa học đã công bố và các mẫu vật thu thập của chính tác giả. Danh lục thành phần các loài được trình bày với tên khoa học có hiệu lực, tên đồng nghĩa và phân bố của chúng ở Việt Nam và trên thế giới. Các mẫu vật hiện lưu giữ tại Viện Bảo tàng Lịch sử tự nhiên của Slovenia, Pháp và Mỹ, Viện Bảo tàng Hoàng gia Ontario-Canada, Viện Đầm hồ học MaxPlanck của Đức, Trường Đại học Zhejiang của Trung Quốc, Trường Đại học Korea của Hàn Quốc và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Từ các mẫu vật thu thập của tác giả và tham khảo các tài liệu đã công bố đã tổng hợp được danh lục 70 loài Cánh úp lớn thuộc 13 giống ở Việt Nam. Từ năm 2005 đến nay đã có 48 loài mới cho khoa học được mô tả từ mẫu vật và có 55 loài mới chỉ thấy ở Việt Nam mà chưa ghi nhận ở một nơi nào trên thế giới. Điều này cho thấy mức độ đa dạng và tính đặc hữu của các loài .
đang nạp các trang xem trước