tailieunhanh - So sánh thành phần loài tuyến trùng (nematoda) sống tự do tại các vùng biển ven bờ Hải Thịnh (Nam Định), Sầm Sơn (Thanh Hóa) và Cửa Lò (Nghệ An)

Bài báo này trình bày kết quả khảo sát, so sánh về thành phần loài tuyến trùng sống tự do cũng như độ đa dạng sinh học của chúng tại ba địa điểm trên và nhận định ban đầu về sự khác biệt trong cấu trúc quần xã tuyến trùng tại các địa điểm nghiên cứu này. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 SO SÁNH THÀNH PHẦN LOÀI TUYẾN TRÙNG (NEMATODA) SỐNG TỰ DO TẠI CÁC VÙNG BIỂN VEN BỜ HẢI THỊNH (NAM ĐỊNH), SẦM SƠN (THANH HÓA) VÀ CỬA LÒ (NGHỆ AN) NGUYỄN THỊ XUÂN PHƯƠNG, NGUYỄN VŨ THANH Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Gần đây quần xã tuyến trùng (Nematode), đặc biệt là tuyến trùng biển sống tự do đã được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi trong việc đánh giá chất lượng nước ở các vịnh , vùng biển ven bờ, vùng đất ngập m ặn tại nhiều nước trên thế giới. Việt Nam với bờ biển dài 3260 km, việc nghiên cứu tuyến trùng biển sống tự do cũng đã được tiến hành tại một số địa điểm như vịnh Hạ Long, cửa Ba Lạt, Cần Giờ, Vũng Tàu và các cửa sông Mê Kông. Trong năm 2010, chúng tôi đã tiến hành kảo sát thu mẫu tại các vùng biển ven bờ tại Hải Thịnh (Nam Định), Sầm Sơn (Thanh Hóa) và Cửa Lò (Nghệ An). Bài báo này trình bày kết quả khảo sát, so sánh về thành phần loài tuyến trùng sống tự do cũng như độ đa dạng sinh học của chúng tại ba địa điểm trên và nhận định ban đầu về sự khác biệt trong cấu trúc quần xã tuyến trùng tại các địa điểm nghiên cứu này. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thời gian và địa điểm thu mẫu Thu mẫu được tiến hành tháng 9/2010 tại 3 địa điểm là Hải Thịnh (Nam Định), Sầm Sơn (Thanh Hóa) và Cửa Lò (Nghệ An). Tại mỗi địa điểm, lựa chọn hai vị trí ngẫu nhiên để lấy mẫu. Tọa độ các điểm lấy mẫu được xác định như sau: HT1 (106o12'56" Đ-20o00'86" B), HT2 (106o13'49" Đ-20o01'12" B), SS1 (105o54'17" Đ-19o43'42" B), SS2 (105o55'20" Đ-19o42'15" B), CL1 (105o42'44 Đ-18o49'59"B), CL2 (105o43'14 Đ-18o49'21"B). 2. Quy trình thu mẫu và xử lý tuyến trùng Thu mẫu ngoài thực địa: Thu mẫu ở vùng ven bờ có độ sâu khoảng 3-5 m, sử dụng gàu thu động vật đáy Ponar với diện tích ngoạm bùn là 0,025m2. Mẫu sau khi thu được cố định ngay bằng Formol nóng 4% đem về phòng thí nghiệm phân tích. Phân tích trong phòng thí nghiệm : Quy trình tách lọc mẫu tuyến trùng được tiến hành theo phương pháp của

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.