tailieunhanh - Giáo trình Phương pháp luận sử học: Phần 1
Phần 1 Giáo trình Phương pháp luận sử học do giảng viên Lê Trọng Đại biên soạn gồm có 3 chương: chương 1 khái quát về phương pháp luận sử học; chương 2 tính chất đặc trưng của nhận thức lịch sử; chương 3 sử học là một khoa học. Để hiểu rõ hơn mời các bạn xem chi tiết nội dung của giáo trình. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI =================== GIÁO TRÌNH PHƯƠNG PHÁP LUẬN SỬ HỌC (Dành cho ĐHSP Lịch sử) Giảng viên: Lê Trọng Đại NĂM HỌC 2013-2014 1 GIÁO TRÌNH: PHƯƠNG PHÁP LUẬN SỬ HỌC Giới thiệu vài nét về nội dung, tài liệu tham khảo và học tập HP 1. Nội dung học phần: Giới thiệu những vấn đề chủ yếu mang tính chất đại cương về phương pháp luận sử học gồm qúa trình hình thành, phát triển, nội dung cơ bản, khái niệm, ý nghĩa và phương pháp học tập về phương pháp luận sử học; tính chất, đặc trưng của nhận thức lịch sử và một số quan điểm phương pháp luận Mácxít - Lêninnít về nhận thức lịch sử. Mặt khác, học phần còn trang bị cho người học những tri thức về phương pháp nghiên cứu lịch sử: Cách làm bài tập, báo cáo, luận văn tốt nghiệp; một số vấn đề phương pháp luận sử học trong tư tưởng Hồ Chí Minh. 2. Tài liệu học tập và tham khảo: [1]. Phan Ngọc Liên (cb) (1999), Phương pháp luận sử, Nxb ĐHQGHN. [2]. Văn Tạo (1995), Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgích, Viện Sử học Việt Nam. [3]. Lê Tưởng Thành (1993), Lôgích học và phương pháp nghiên cứu khoa học, Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh. [4]. Lê Hữu Nghĩa (1987), Lịch sử và lôgích, Nxb SGK Mác-Lênin, HN. [5]. Nguyễn Phương (1974), Phương pháp sử học, Nxb Sao Mai, Sài Gòn. [6]. Trường Đại học Tuyên giáo Trung ương (1992), Khoa học luận, Nxb Thông tin lý luận. [7]. Vũ Cao Đàm (1999), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học kỹ thuật, HN. 3. Bài tập chuẩn bị cho giờ Xemina: Chủ đề:1) Phân tích những nhận thức sai lầm phổ biến trong học sinh, thanh niên về môn lịch sử ở nhà trường phổ thông 2) Chọn một sự kiện lịch sử để chứng minh hiện thực khách quan của nó song được nhận thức khác nhau. Những cơ sở nhận thức một cách khách quan khoa học sự kiện ấy. 3) Ý nghĩa, tính chất, đặc điểm của việc nghiên cứu khoa học của SV 4) Những điều kiện để thực hiện một công trình sử học 5) Tìm hiểu các bước tiến hành nghiên cứu lịch sử 2 CHƯƠNG I. KHÁI LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN SỬ HỌC (3 TIẾT) 1. Sơ .
đang nạp các trang xem trước