tailieunhanh - Thành phần loài và đặc điểm phân bố của phân bộ chuồn chuồn kim (zygoptera, odonata) ở Vườn Quốc gia Tam Đảo

Bài báo này cung cấp dẫn liệu về thành phần loài trong các họ của phân bộ Chuồn chuồn kim và đặc điểm phân bố của chúng theo sinh cảnh ở VQG Tam Đảo thông qua đợt khảo sát 2010-2011. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA PHÂN BỘ CHUỒN CHUỒN KIM (ZYGOPTERA, ODONATA) Ở VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO BÙI MINH HỒNG, LƯƠNG THỊ THU HUYỀN Trường Đại học Sư phạm Hà Nội PHAN QUỐC TOẢN Viện Vệ sinh phòng dịch Quân đội Vườn Quốc gia (VQG) Tam Đảo nằm trên địa bàn của 3 tỉnh: Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang với địa hình nhiều dãy núi cao, khí hậu nóng ẩm nhiệt đới gió mùa, thảm thực vật nguyên sinh với hệ sinh thái đa dạng, được đánh giá là khu vực có đa dạng sinh học cao. Đã có rất nhiều nghiên cứu về khu hệ động, thực vật ở VQG Tam Đảo, đặc biệt là những nghiên cứu về các loài côn trùng thuộc bộ Cánh cứng (Coeloptera), bộ Cánh vảy (Lepidoptera), bộ Cánh nửa (Hepmitera), Bọ que (Phasmatodae). Phân bộ Chuồn chuồn kim là nhóm côn trùng phân bố chủ yếu trong r ừng tự nhiên, có nguồn nước sạch, ít bị tác động, cần được nghiên cứu đầy đủ hơn. Bài báo này cung cấp dẫn liệu về thành phần loài trong các họ của phân bộ Chuồn chuồn kim và đặc điểm phân bố của chúng theo sinh cảnh ở VQG Tam Đảo thông qua đợt khảo sát 2010-2011. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thời gian nghiên cứu: 6/2010-6/2011. Tiến hành thu thập mẫu vật theo các tuyến điều tra tại các sinh cảnh được chọn. Trong quá trình thu mẫu, đếm toàn bộ số lượng cá thể trong phạm vi điều tra. Các sinh cảnh đã chọn là: rừng tự nhiên (điều tra trong rừng tự nhiên không hoặc ít bị tác động của con người); rừng nhân tác (điều tra trong rừng tự nhiên hoặc rừng trồng bị tác động của con người); bìa rừng; vườn; và thuỷ vực (điều tra dọc theo suối). Mức độ bắt gặp được đánh giá theo tần suất bắt gặp; độ phong phú (%) được tính bằng tỷ lệ mẫu vật thu được của từng loài trên tổng số mẫu thu được. Chuồn chuồn được định loại đến loài theo các tài liệu chuyên khảo của Albert (1996) và Asahina (1993) [1, 2]. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các mô tả, ảnh, hình vẽ của các tác giả: Asahina (1995, 1996); Do Manh Cuong et Dang Thi Thanh Hoa (2007); Keith (1995)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.