tailieunhanh - Đề kiểm tra HK 1 môn Vật lí lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Sông Lô - Mã đề 007

Nhằm giúp cho học sinh ôn tập, luyện tập và vận dụng các kiến thức vào việc giải các bài tập được tốt hơn mời các bạn tham khảo Đề kiểm tra HK 1 môn Vật lí lớp 10 năm 2017-2018 của trường THPT Sông Lô Mã đề 007 dưới đây. | PHẦN I: TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Nếu lấy gia tốc rơi tự do là g = 10 m/s2 thì tốc độ trung bình của một vật trong chuyển động rơi tự do từ độ cao 80 m xuống tới đất sẽ là A. vtb = 15 m/s. B. vtb = 20 m/s. C. vtb = 10 m/s. D. vtb = 40 m/s. Câu 2: Một ô tô khối lượng 1 tấn đang chuyển động với tốc độ 72 km/h thì hãm phanh, đi thêm được 500 m rồi dừng lại. Chọn chiều dương là chiều chuyển động. Lực hãm tác dụng lên xe là A. 800 N. B. - 800 N. C. 400 N. D. - 400 N. Câu 3: Một vật ở trên mặt đất có trọng lượng 9 N. Khi ở một điểm cách tâm Trái Đất 3R (R là bán kính Trái Đất) thì nó có trọng lượng bằng bao nhiêu? A. 27 N B. 1 N C. 81 N D. 3 N Câu 4 Một đoàn tàu hãm phanh chuyển động chậm dần đều vào ga với vận tốc ban đầu 14,4 m/s. Trong 10 s đầu tiên kể từ lúc hãm phanh nó đi được đoạn đường dài hơn đoạn đường trong 10 s tiếp theo là 5 m. Trong thời gian bao lâu kể từ lúc hãm phanh thì tàu dừng hẳn? A. 160 s B. 100 s C. 40 s D. 288 s Câu 5: Một xe lửa bắt đầu rời khỏi ga và chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,4 m/s2. Khoảng thời gian để xe đạt được vận tốc 72 km/h là A. t = 100 s. B. t = 300 s. C. t = 50 s. D. t = 360 s. Câu 6: Phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều: A. x = x0 + v0t + a2t B. x = x0 + v0t + at C. x = x0 + v0t2 + at3 D. x = x0 + v0t + at2 Câu 7: Một xe đạp chuyển động thẳng đều trên một quãng đường dài 12,1 km hết 0,5 giờ. Vận tốc của xe đạp là: A. 7m/s B. 25,2km/h C. 400m/ phút D. 90,72m/s Câu 8: Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu từ độ cao 5m xuống. Vận tốc của nó khi chạm đất là : A. v = 10m/s B. v = 8,899m/s C. v = 2m/s D. v = 5m/s Câu 9: Điều nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm của hai lực cân bằng lực có cùng giá B. Hai lực đặt vào hai vật khác nhau lực ngược chiều nhau D. Hai lực có cùng độ lớn Câu 10: Trong chuyển động ném ngang, chuyển động của vật được mô tả là A. thẳng đều. B. thẳng biến đổi đều. C. rơi tự do. D. thẳng đều theo chiều ngang, rơi tự do theo phương thẳng đứng. Câu 11: Khi một xe buýt tăng tốc đột ngột thì các hành khách A. vẫn ngồi yên. B. ngả người về phía sau. C. chúi người về phía trước. D. ngả người sang bên cạnh. Câu 12: Cặp “lực và phản lực” trong định luật III Niutơn A. tác dụng vào hai vật khác nhau. B. tác dụng vào cùng một vật. C. phải bằng nhau về độ lớn nhưng không cần phải cùng giá. D. không cần phải bằng nhau về độ lớn. PHẦN II: TỰ LUẬN Câu 1: (2 điểm) . Từ một đỉnh tháp cao 40 m so với mặt đất người ta ném một quả cầu theo phương ngang với vận tốc ban đầu 10 m/s. Bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 10 m/s2. a) Viết phương trình quỹ đạo của quả cầu và cho biết dạng quỹ đạo của quả cầu. b) Tính thời gian quả cầu rơi và tầm ném xa của quả cầu. Câu 2: (2 điểm) 1 vật rơi tự do từ 1 độ cao nào đó, khi chạm đất nó có vận tốc là 30m/s; cho g=10m/s2. a/ Tính thời gian rơi. b/ Tính độ cao thả vật. Câu 3: (2 điểm): Một ôtô có khối lượng 4 tấn đang chuyển động với vận tốc 18 km/h thì tăng tốc độ, sau khi đi được quãng đường 50 m, ôtô đạt vận tốc 54 km/h. Biết hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là = 0,05. a) Tính lực kéo của động cơ ôtô trong thời gian tăng tốc. b) Tính thời gian từ lúc tăng tốc đến lúc đạt vận tốc 72 km/h và quãng đường ôtô đi được trong thời gian đó. ------------------------------------------------HẾT--------------------------------------------------- Trang 2/2 - Mã đề thi 007

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.