tailieunhanh - Thiết kế cấp phối bê tông cấp bền B15 cốt liệu thủy tinh y tế và cát nghiền

Bài viết nghiên cứu thực nghiệm đưa ra các mẫu bê tông với nhiều cấp phối khác nhau sử dụng kết hợp hai loại vật liệu này để xem xét sự thay đổi về cường độ chịu nén. | TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 30, THÁNG 6 NĂM 2018 THIẾT KẾ CẤP PHỐI BÊ TÔNG CẤP BỀN B15 CỐT LIỆU THỦY TINH Y TẾ VÀ CÁT NGHIỀN Huỳnh Thị Mỹ Dung1 , Ngô Gia Truyền2 DESIGNED OF CONCRETE DISTRIBUTOR LEVEL B15 WITH MEDICAL GLASS AGGREGATES AND CRUSHED SAND Huynh Thi My Dung1 , Ngo Gia Truyen2 Tóm tắt – Đề tài đã xây dựng và tìm ra cấp phối bê tông thủy tinh chịu nén hợp lí tương ứng với cấp bền B15 của bê tông thông thường bằng phương pháp thí nghiệm trong phòng. Các cấp phối thí nghiệm được sử dụng với hàm lượng tăng và giảm 5%, 10% hàm lượng xi măng (XM) cùng với cấp phối đối chứng. Kết quả của nghiên cứu: tìm được thành phần hợp lí để chế tạo bê tông thủy tinh sử dụng cốt liệu thủy tinh và cát nghiền cho cấp bền tương đương B15; xử lí được lượng chai lọ thủy tinh y tế và góp phần giải quyết tình trạng khan hiếm cát tại địa phương; tạo ra một sản phẩm xây dựng mới có khả năng ứng dụng cao vào thực tế. Tuy nhiên, để việc sử dụng mang lại hiệu quả cao, chúng ta phải tiến hành thêm các thí nghiệm về cường độ chịu kéo và các tính chất liên quan khác. Từ khóa: bê tông thủy tinh, cấp bền B15, cát nghiền. components to create glass-concrete, using glass aggregate and grinded sand for the same Soundness as B15; Handling medical-glass-bottles and contributing to handle the local scarcity of sand, making a new construction product that is highly applicable in practice. However, for more efficient use, additional tests of tensile strength and other related properties must be carried out. Keywords: glass concrete, concrete grade B15, crushed sand. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Số lượng cơ sở y tế ngày càng gia tăng mạnh, người dân ngày càng tiếp cận nhiều hơn với các dịch vụ y tế. Khối lượng phát sinh chất thải rắn (CTR) từ các hoạt động y tế có chiều hướng ngày càng gia tăng. Theo thống kê, mức tăng chất thải y tế hiện nay là 7,6%/năm. Uớc tính năm 2015, lượng CTR y tế phát sinh là 600 tấn/ngày và năm 2020 sẽ là 800 tấn/ngày. Chỉ tính riêng trên địa bàn Hà Nội, qua khảo sát

TỪ KHÓA LIÊN QUAN