tailieunhanh - Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường Trung học cơ sở quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
Nội dung nghiên cứu gồm 3 chương: chương 1-Cơ sở lý luận về quản lý Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) ở trường THCS; chương 2-Thực trạng quản lý HĐGDNGLL tại các trường THCS quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng; chương 3-Các biện pháp quản lý HĐGDNGLL ở các trường THCS quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. | i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG HUỲNH BÁ CÔNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN NGŨ HÀNH SƠN - THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục Mã số: TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ GIÁO DỤC HỌC Đà Nẵng - Năm 2012 ii Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. HUỲNH THỊ THU HẰNG Phản biện 1: . PHÙNG ĐÌNH MẪN Phản biện 2: TS. TRẦN XUÂN BÁCH Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng bảo vệ chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý giáo dục, họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 14 tháng 12 năm 2012 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập để phát triển kinh tế - xã hội, trong đó, quan trọng hàng đầu là phát triển nguồn lực con người. Đảng ta đã khẳng định: Con người là mục tiêu, là động lực của sự phát triển. Để đáp ứng được yêu cầu về nguồn lực con người trong thời kỳ CNH-HĐH thì giáo dục toàn diện được xem là một mục tiêu quan trọng nhằm tạo ra những con người “vừa hồng, vừa chuyên” để phục vụ theo yêu cầu của xã hội. Ở các trường phổ thông nói chung và THCS nói riêng, HĐGDNGLL là một trong những hoạt động đặc trưng, là nơi thể nghiệm, vận dụng và củng cố tri thức trên lớp, là cơ hội để học sinh tự bộc lộ nhân cách và tự khẳng định vị trí của mình. Đối với học sinh THCS quận Ngũ Hành Sơn, một quận thuộc vùng ven thành phố Đà Nẵng phần lớn các em còn rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin, ngại hoạt động, hạn chế về giao tiếp, thiếu kỹ năng sống và cách ứng xử với mọi người. Vì vậy, HĐGDNGLL lại càng trở nên cần thiết đối với các em hơn. Trong thực tiễn, chất lượng tổ chức và thực hiện chương trình HĐGDNGLL ở các trường THCS trên địa bàn quận mặc dù đã có rất nhiều cố gắng những vẫn còn nhiều bất cập. Sự chỉ đạo của Ban giám hiệu các nhà trường chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ, chưa phát huy được sức mạnh của .
đang nạp các trang xem trước