tailieunhanh - Tóm tắt Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành vật liệu và linh kiện nano: Nghiên cứu chế tạo tinh thể quang tử một chiều có cấu trúc buồng vi cộng hưởng làm bằng silic xốp ứng dụng làm cảm biến cho các dung môi hữu cơ

Nội dung của luận án gồm có 3 chương: chương 1 tinh thể quang tử, cấu trúc và đặc tính quang học của buồng vi cộng hưởng 1d dựa trên cơ sở silic xốp; chương 2 mô phỏng các đặc tính quang học của buồng vi cộng hưởng 1d và kết quả mô phỏng; chương 3 kết quả thực nghiệm và thảo luận. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ PHẠM VĂN ĐẠI NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO TINH THỂ QUANG TỬ MỘT CHIỀU CÓ CẤU TRÚC BUỒNG VI CỘNG HƯỞNG LÀM BẰNG SILIC XỐP ỨNG DỤNG LÀM CẢM BIẾN CHO CÁC DUNG MÔI HỮU CƠ Chuyên ngành: Vật liệu và Linh kiện nano Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH VẬT LIỆU VÀ LINH KIỆN NANO HÀ NỘI - 2017 CHƯƠNG 1: TINH THỂ QUANG TỬ, CẤU TRÚC VÀ ĐẶC TÍNH QUANG HỌC CỦA BUỒNG VI CỘNG HƯỞNG 1D DỰA TRÊN CƠ SỞ SILIC XỐP . Tinh thể quang tử . Khái niệm tinh thể quang tử Tinh thể quang tử là một cấu trúc tuần hoàn trong không gian của các vật liệu với hằng số điện môi khác nhau được sắp xếp tuần hoàn xen kẽ nhau, có chiết suất thay đổi theo chu kỳ trên một thang chiều dài có thể so sánh được với bước sóng ánh sáng đang được nghiên cứu. Như chúng ta đã biết, đặc tính vật lý của vật chất mà nó có tác động lên sự chuyển động của các quang tử là chiết suất, vì vậy tính tuần hoàn của các đơn tử mà chúng ta vừa nói ở trên chính là sự tuần hoàn của chiết suất. Tính tuần hoàn về chiết suất làm cho tinh thể quang tử có thể giam giữ được ánh sáng và hạn chế một cách hoàn toàn bức xạ tự nhiên nếu một nguồn ánh sáng nằm trong chính tinh thể này trong một dải tần số hay dải bước sóng nhất định mà ta thường gọi là vùng cấm quang (PBG). . Các đặc tính và thông số quan trọng của tinh thể quang tử Tinh thể quang tử được đăc trưng bởi một số thông số cơ bản: số chiều, sự đối xứng, hằng số mạng (a), hệ số lấp đầy (f), chiết suất hiệu dụng (neff), sự tương phản chiết suất (δ). . Cấu tạo buồng vi cộng hưởng 1D . Cấu tạo buồng vi cộng hưởng (a) (b) Hình . (a) Sơ đồ cắt ngang của một buồng vi cộng hưởng. Chiết suất của lớp đệm là ns và bề dày của lớp này là ds. Lớp đệm được đưa vào giữa hai DBR đối xứng với chiết suất của các lớp là nH, nL và bề dày dH, dL. (b)Phổ phản xạ của buồng vi cộng hưởng 1D điển hình. . Cơ sở cho quá trình hình thành buồng vi cộng hưởng làm bằng silic xốp Silic xốp chủ yếu được

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.