tailieunhanh - Luân án Tiến sỹ ngành Vi sinh vật: Nghiên cứu vi sinh vật để xử lý chất thải chăn nuôi dạng rắn

Mục tiêu luận án là tuyển chọn được bộ chủng vi sinh vật (VSV) thuộc nhóm an toàn, sinh trưởng mạnh, cạnh tranh được với VSV trong chất thải, chuyển hóa nhanh các hợp chất hữu cơ và ức chế hiệu quả các vi khuẩn (VK) gây bệnh, gây thối, làm giảm ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi; tạo được chế phẩm VSV để xử lý chất thải chăn nuôi thành phân hữu cơ đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng cây trồng, thay thế một phần phân vô cơ, góp phần phát triển nông nghiệp an toàn, bền vững. | Nghiên cứu vi sinh vật để xử lý chất thải chăn nuôi dạng rắn Phạm Bích Hiên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Khoa Sinh học Luận án Tiến sĩ ngành: Vi sinh vật học; Mã số: 62 42 40 01 Người hướng dẫn: . Phạm Văn Toản, . Nguyễn Đình Quyến Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Chương 1. Trình bày tổng quan về chất thải chăn nuôi và biện pháp xử lý; vi sinh vật tham gia quá trình xử lý chất thải hữu cơ. Chương 2. Vật liệu và phương pháp: các mẫu thu thập và chủng vi sinh vật, hóa chất; phương pháp: phân loại vi sinh vật; xác định hoạt tính sinh học của vi sinh vật; xác định hiện trạng chất thải chăn nuôi; thử nghiệm và đánh giá hiệu quả của chế phẩm. Chương 3. Kết quả và thảo luận: thực trạng chất thải tại một số cơ sở chăn nuôi; nghiên cứu vi sinh vật để xử lý chất thải chăn nuôi; nghiên cứu sản xuất chế phẩn vi sinh vật để xử lý chất thải chăn nuôi ứng dụng chế phẩm vi sinh vật xử lý chất thải chăn nuôi hiệu quả sử dụng phân hữu cơ từ chất thải chăn nuôi đối với cây trồng. Keywords. Sinh học; Vi sinh vật học; Xử lý chất thải; Phế thải chăn nuôi Content MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN Việt Nam là nước nông nghiệp, trong thời kỳ đổi mới ngành chăn nuôi có những bước phát triển nhanh chóng, mô hình trang trại chăn nuôi tập trung được nhân rộng trong toàn quốc. Mỗi năm cả nước có khoảng 60 triệu tấn chất thải vật nuôi, trong đó chỉ có khoảng 50% được xử lý, số còn lại được sử dụng trực tiếp bón cho cây trồng hoặc làm thức ăn cho cá. Do chỉ tập trung đầu tư để nâng cao năng suất và chất lượng vật nuôi, phần nhiều các trang trại chưa chú trọng đến công tác kiểm soát, quản lý chất thải nên làm phát sinh dịch bệnh, tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng và ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển bền vững của ngành chăn nuôi. Tại nhiều địa phương người dân còn coi chất thải chăn nuôi là phân bón, không quan tâm đến việc xử lý hoặc nếu có cũng chỉ ủ đống để chờ bón cho cây trồng theo mùa vụ. Đây là một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và lây truyền các dịch bệnh

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.